Tường thu hồi là gì? Kết cấu và tác dụng của tường thu hồi

Tường thu hồi là một phần của kết cấu mái nhà, thuộc bộ phận kết cấu chịu lực. Trước khi lợp vì kèo chúng ta cần phải xây tường thu hồi. Vậy tường thu hồi là gì? Cấu tạo, tác dụng và cách tính chiều cao ra sao? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây

Tường thu hồi là gì?

Tường thu hồi là loại kết cấu đơn giản, tinh tế, lợi dụng tường ngang chịu lực để xây kết cấu thu hồi chịu lực. Tường được xây dựng dựa trên độ dốc của mái với tường thu hồi đầu biên xây 220mm, tường thu hồi giữa xây 105mm là đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Để tăng cường khả năng chịu lực cho tường thu hồi cần bổ trụ, khoảng 2000mm nên bổ một trụ tại vị trí gác xà gồ. Khoảng cách giữa hai tường thu hồi không quá 4000mm, nếu lớn hơn nên dùng kết cấu vì kèo.

tường thu hồi là gì

Khi thi công tường thu hồi cần lưu ý để thép chờ để liên kết với xà gồ. Kết cấu chịu lực của tường thu hồi trong xây dựng có thể được làm bằng vật liệu gỗ, thép hoặc vật liệu bê tông cốt thép tùy theo công trình xây dựng. 

Cấu tạo của tường thu hồi

Tường thu hồi chủ yếu được xây bằng gạch, đá có góc nghiêng phụ thuộc vào góc nghiêng của mái nhà. Với những mái nhà có độ dốc lớn hoặc được giật cấp với độ nghiêng lớn thì thiết kế và thi công tường thu hồi cần đảm bảo được kết cấu của mái nhà.

Để tạo kết cấu chịu lực của mái nhà có thể lợi dụng tường ngang chịu lực có khoảng cách không xa lắm, xây theo dạng thu hồi nghiêng theo dốc để gác xà gồ lên. Trên xà gồ lại gác cầu phong, cuối cùng là lớp lợp để chống thấm. Tường thu hồi chịu lực dùng tường ngang chịu lực xây thu hồi làm kết cấu đỡ mái, trên tường thu hồi đặt gạch xà gồ, cầu phong, rui, mè.

Tường thu hồi bên ngoài bao quanh độ dốc khoảng 60% dày 200mm. Tường thu hồi ngăn phòng có thể dày 110mm.

Nếu là nhà cấp 4 thì tường thu hồi thường sẽ là tường 110mm. Có bổ trụ đúng chỗ đặt xà gồ. Làm cửa thông thoáng vừa tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, đảm bảo độ thoáng mát và nên xây giật cấp lớn.

Tuy nhiên, đối với nhiều công trình thiết kế nhà ở, biệt thự, nếu đã đổ mái bằng ở dưới rồi thì thường tường thu hồi được xây khá đơn giản bằng tường 10. Điều này sẽ có tác dụng trong việc giúp khối lượng tường nhẹ đi và đỡ tốn kém chi phí khi xây dựng. 

Tác dụng của tường thu hồi

Tác dụng của tường thu hồi là bộ phận chịu lực và chống đỡ kết cấu chịu lực của hệ mái, cùng với đó giúp phân bổ đều trọng lực cho mái và giữ hình dáng mái. Từ đó, thanh đỡ mái được thi công dựa trên kiến trúc tường thu hồi. Đây chính là 2 tác dụng chính của tường thu hồi.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn nắm được khái niệm tường thu hồi là gì? Và hiểu hơn về kết cấu chịu lực của mái nhà

 

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ