Giải pháp khi ép cọc nứt nhà bên cạnh

Trong thi công xây dựng, việc ép cọc bê tông không đúng cách, tính toán không kỹ càng sẽ dễ dẫn đến tình trạng nứt nhà bên cạnh. Vậy khi gặp tình huống này chúng ta rất nhiều chủ đầu tư bị rối và chưa có cách xử lý phù hợp. Cùng MaxHome theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết khi ép cọc nứt nhà bên cạnh như nào:

Nguyên nhân dẫn đến ép cọc bị nứt nhà bên cạnh

Đất bị trồi, sụt lún khi thi công

Khi ta ép cọc xuống tiết diện của cọc sẽ chiếm chỗ của đất, làm cho đất 2 nhà bên cạnh bị phình lên,móng nhà bị trồi lên.

Quá trình ép cọc xuống đất làm cho lớp đất bên trong lòng đất bị đẩy ra xa, sẽ có chỗ bị sụp lún xuống.

Làm cho nhà bên cạnh có thể bị nứt, thấm và đặc biệt có thể hư các hệ thống trong nhà đặc biệt là các hệ thống ống nước có thể bị đứt gãy, hoặc điện dẫn đến chập điện

Móng nhà bên cạnh yếu, móng nông

Một nguyên nhân khác là do móng nhà bên cạnh xây trước đó bị yếu hoặc được xây dựng trên móng nông. Vì vậy các ngôi nhà đó rất dễ bị hỏng khi ta ép cọc. Có thể làm nghiêng luôn cái nhà đó, làm nứt, làm xé tường. Để đảm bảo ta cần phải khảo sát, gia cố để chống đỡ nhà bên cạnh trước khi tiến hành ép cọc cho nhà của chúng ta.

Tham khảo: Móng yếu nên làm móng nhà gì?

Biện pháp thi công ép cọc phù hợp

Khảo sát địa chất

Trước khi tiến hành ép cọc để tránh những phát sinh như nứt nhà bên cạnh, phải đền bù mất một số lượng tiền khá lớn, chúng ta cần tiến hành khảo sát địa chất một cách kỹ càng xem nhà bên cạnh làm bằng móng gì, đây là loại đất gì để chọn được phương án thi công phù hợp, tiết kiệm chi phí nhất.

Kiểm tra đánh giá nhà bên cạnh

– Kiểm tra, đánh giá nhà bên cạnh bằng cách tham khảo các số liệu kỹ thuật về nền móng, kết cấu công trình liền kề.

– Bên cạnh đó, để hiểu rõ hơn về loại móng của nhà liền kề có thể sang hỏi chủ nhà bên cạnh về phương pháp gia cố móng, tuổi thọ của móng, móng có độ sâu bao nhiêu để lựa chọn được phương pháp thi công móng phù hợp tránh ảnh hưởng đến nhà bên cạnh.

Khoan dẫn cọc ép

– Đối với những công trình được xây dựng lâu năm, qua quá trình sử dụng đã bị môi trường tác động làm yếu kém. Do đó, phương pháp khoan dẫn cọc ép là phương pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này bởi nó được xử lý bằng cách khoan dẫn để rút lượng lớn đất lên nhằm giảm thể tích khối đất bị chèn ép.

– Khoan dẫn trước khi ép cọc giúp giảm đi sự sụt lún của đất và tình trạng phồng nền nhà. Khi tình trạng sụt lún được giải quyết thì sẽ không xuất hiện tình trạng ép cọc nứt nhà bên cạnh.

– Ngoài ra thì chi phí thi công của khoan dẫn phù hợp với điều kiện của các gia đình và quá trình thi công được tiến hành dễ dàng, nhanh gọn.

Cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay đối với các công trình liền kề giúp tránh tình trạng nứt nhà liền kề bởi cọc khoan nhồi có sức chịu tải lớn, việc thi công tạo ra độ trấn dung nhỏ không đẩy các cọc chắn xung quanh sang 2 bên không gây ra hiện tượng trồi đất.

Tuy nhiên, cọc khoan nhồi có giá khá cao và khó kiểm soát chất lượng. Nên khi chọn thi công công trình bằng cọc khoan nhồi cần được thi công và giám sát bởi kỹ sư có trình độ chuyên môn cao.

=> Nên chọn cọc khoan nhồi thay vì sử dụng cọc khác bởi chi phí ban đầu cao nhưng tránh mất số tiền lớn hơn gấp nhiều lần cho việc đền bù khi sự cố xảy ra và có thể tìm được kỹ sư chuyên nghiệp để có được móng chất lượng cao.

Nên thi công ép cọc cách nhà bên cạnh bao nhiêu mét

Việc thi công ép cọc bê tông cách nhà bên cạnh bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cách xây dựng của ngôi nhà bên cạnh, tính chất đất và khả năng tải trọng của cọc bê tông.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng, các quy định xây dựng thường yêu cầu khoảng cách tối thiểu giữa nhà và công trình xây dựng mới. Thông thường, khoảng cách này có thể từ 1-2 mét hoặc hơn, tùy thuộc vào quy định cụ thể của địa phương và loại công trình.

Để tránh xảy ra tình trạng ép cọc nứt nhà bên cạnh cần lưu ý gì khi thi công

Đảm bảo sự phối hợp tốt giữa các bên liên quan: Trong quá trình xây dựng, cần thiết lập một quy trình phối hợp tốt giữa các bên liên quan, bao gồm nhà thầu, chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình.

Sử dụng các kỹ thuật ép cọc bê tông tiên tiến: Các kỹ thuật ép cọc bê tông tiên tiến hiện nay như kỹ thuật ép cọc vi sai hay cọc ren giúp giảm thiểu tác động của quá trình ép cọc lên các công trình lân cận.

Thiết kế kiến trúc chắc chắn và linh hoạt: Kiến trúc chắc chắn và linh hoạt giúp giảm thiểu tác động của quá trình ép cọc lên các công trình lân cận.

– Sử dụng thiết bị giám sát quá trình ép cọc và các thay đổi của đất đai: Các thiết bị giám sát quá trình ép cọc và các thay đổi của đất đai giúp cho việc phát hiện sớm các vấn đề và có kế hoạch khắc phục kịp thời.

Tư vấn và hỗ trợ khách hàng: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ép cọc bê tông có thể tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình ép cọc và tác động của nó đến các công trình lân cận.

Trên đây là những nguyên nhân và biện pháp khi thi công tránh ép cọc nứt nhà bên cạnh. Hy vọng bài viết giúp các chủ đầu tư tính toán cẩn thận và có giải pháp phù hợp khi thực hiện ép cọc bê tông cho công trình của gia đình. 

 

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ