Thi công sàn là hạng mục quan trọng trong xây dựng nhà ở nên luôn được quan tâm rất kỹ lưỡng. Thực tế hiện nay các công trình đều thi công 2 lớp sàn, và lớp trên được bẻ mỏ. Vậy bẻ mỏ thép sàn là gì? Tại sao khi thi công thép sàn lớp trên phải bẻ mỏ? Cùng MaxHome tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Thép sàn lớp trên là gì?
Theo các chuyên gia thép sàn sẽ được bố trí thành hai lớp: lớp trên và lớp dưới.
Lớp dưới: thép lớp dưới là lớp thép chịu lực, chịu mô-men âm, được đặt theo phương song song cạnh ngắn (chiều rộng).
Lớp trên: thép lớp trên là thép phân bố, chịu mô-men dương, được đặt theo phương vuông góc với thép lớp dưới.
Vai trò của thép sàn lớp trên
Kết cấu thép sàn hai lớp đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng các công trình. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng chịu lực trực tiếp vì thế cũng sẽ ảnh hưởng chính đến tính ổn định chung của cả công trình.
Thép sàn hai lớp nhằm tránh các hiện tượng nứt, gãy, sập gây nguy hiểm cho người sử dụng công trình. Kết cấu thép chắc chắn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Ngoài ra kết cấu thép sàn 2 lớp giúp tăng độ bền cho sàn nhà, chịu được nhiệt độ cao, chống cháy tốt. Nếu so với cấu kiện bê tông hoàn toàn thì kết cấu thép 2 lớp giúp sàn có khả năng chống thấm rất tốt. Với 2 lớp, kết cấu thép sàn sẽ có khả năng tạo hình kiến trúc, có thể đáp ứng được những công trình có ý tưởng sáng tạo mới lạ, độc đáo. Tuy nhiên các bạn cần bố trí hợp lý, đúng bản vẽ để đảm bảo chất lượng công trình như mong muốn.
Với thép lớp trên thì thép mũ chịu mô men âm, cắt tại 1/4L – cạnh ngắn; thép có cấu tạo vuông góc và đặt nằm dưới thép mũ. Cách bố trí này thường chỉ áp dụng cho những công trình nhỏ, eo hẹp về kinh phí, tuy nhiên việc phải cắt thép sẽ gây khó khăn cho quá trình triển khai và thi công.
NHỮNG KIỂU BỐ TRÍ THÉP SÀN HIỆN NAY
Bố trí thép sàn 1 phương
Đối với sàn 1 phương thì nguyên tắc bố trí sàn 1 phương cần được tối ưu nhất để làm tăng khả năng chịu lực của sàn và ngược lại.
Khi thiết thế thanh thép sàn chịu lực chính cần tuân thủ khoảng cách từ mép bê tông chịu nén đến trọng tâm thanh thép chịu kéo phải được thiết kế chiều cao tối đa. Trong đó, h0 chính là chiều cao làm việc tối đa.
Khi đổ bê tông cần đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ không được nhỏ hơn tiết diện thép và chiều dày khoảng 15mm.
Khi neo thép vào dầm cần tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn như thép tròn trơn uốn móc vào dầm, thép có vằn lớp trên có chiều dài neo là 30d và thép có vằn lớp dưới có chiều dài neo là 20D.
Bố trí thép sàn 2 phương
– Bố trí thép chịu lực: Do tính chất làm việc, sàn 2 phương cần được bố trí thép chịu lực theo cả 2 phương. Dựa theo tính toán của thiết kế và tải trọng, ta sẽ tính được đường kính và khoảng cách của các cốt thép này (thường lấy từ phi 6 đến phi 14).
– Đối với lớp thép dưới: Thép cạnh ngắn được bố trí dưới cùng, thép cạnh dài được bố trí vuông góc với thép cạnh ngắn ở phía trên.
– Đối với lớp thép trên: Thép cạnh ngắn được bố trí phía trên thép cạnh dài.
Tại sao cần bẻ mỏ thép sàn lớp trên
Bẻ mỏ thép, bẻ móc thép trong thi công thép xây dựng nói chung và thi công bố trí thép sàn nói riêng là vấn đề kỹ thuật xây dựng mà công trình nào cũng có.
Theo quy định thì thép sàn sử dụng là loại tròn trơn D6, D8 thì khi thi công thép sàn chúng ta bắt buộc phải bẻ mỏ thép sàn, đối với thép sàn lớp dưới thì chúng ta bẻ móc tròn và thép sàn lớp trên chúng ta bẻ móc vuông, còn đối với thi công thép sàn sử dụng thép gai hay còn gọi là thép có gân D10,D12 thì móc thép, mỏ thép sàn lúc này chỉ được yêu cầu là phải bẻ móc thép, bẻ mỏ thép cho thép sàn lớp trên.
Việc thực hiện bẻ mỏ thép sàn để đảm bảo sự làm việc tốt nhất cho bê tông và thép chịu lực thì thép phải bẻ mỏ. Ngoài ra, chúng còn bị làm xoăn để gia tăng tính ma sát giữa bê tông và cốt thép chịu lực. Do đó, bẻ mỏ cốt thép lớp trên là một việc làm rất cần thiết và quan trọng trong xây dựng..
Trên đây là những chia sẻ tại sao cần bẻ mỏ thép sàn lớp trên. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách bố trí thép sàn và tránh được những lỗi sai cơ bản khi thi công thép sàn.