Bê tông nhựa là một thuật ngữ không còn xa lạ trong ngành xây dựng, đang được sử phổ biến trên Thế giới và tại Việt Nam nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật mà chúng đem lại. Cùng MaxHome tìm hiểu chi tiết hơn về bê tông nhựa là gì? Ứng dụng của chúng trong xây dựng hiện nay như nào trong bài viết dưới đây
Bê tông nhựa là gì?
Bê tông nhựa còn được gọi là bê tông asphalt là loại vật liệu xây dựng được sản xuất từ các hỗn hợp các nguyên liệu như: Nhựa Đường, cát, đá và bột khoáng. Được thường được dùng làm kết cấu bề mặt đường mềm. Chủ yếu tại các công trình như dự án đường sân bay, khu bãi, cảng biển, đường nội bộ, đường xá khu đô thị…
Phân loại bê tông nhựa
Dựa vào những yếu tố khác nhau như nhiệt độ, đặc điểm, tính chất, phương pháp thi công, thành phần cấu tạo,…mà bê tông asphalt được phân chia ra thành nhiều loại khác nhau
Dựa theo nhiệt độ
Dựa vào nhiệt độ trộn, cùng với lượng nhựa được sử dụng mà chúng ta chia thành bê tông asphalt nóng, bê tông nhựa rải ấm, bê tông asphalt rải nguội
Bê tông nhựa nóng
Bê tông asphalt nóng là loại hỗn hợp được trộn khi các nguyên vật liệu vẫn còn nóng. Thành phần chính tạo ra loại bê tông này chính là nhựa đặc 40/60, 60/70, 70/100, 100/150 với hàm lượng nhựa từ 4 – 75.
Nhiệt độ trộn bê tông asphalt nóng từ 140-170 độ C và nhiệt độ thi công tối thiểu 110 độ C.
Bê tông nhựa nóng sau khi trải sẽ được lu bằng, tới khi nhiệt độ bê tông giảm còn bằng nhiệt độ môi trường bên ngoài là xem như bê tông đã đạt tới cường độ 100%. Bê tông asphalt nóng cũng được chia thành 5 loại:
- Bê tông asphalt nóng hạt mịn
- Bê tông asphal hạt trung
- Bê tông asphalt hạt thô
- Bê tông asphalt hạt cát
- Bê tông asphalt polime
Bê tông nhựa ấm
Bê tông asphalt ấm là hỗn hợp bê tông nhựa được trộn và thi công ở nhiệt độ trung bình, sử dụng nhựa đặc 200/300 hoặc 150/200, lỏng và tốc độ đông đặc trung bình trở lên.
Tiêu chuẩn nhiệt độ của trạm trộn bê tông asphalt ấm là từ 100 -130 độ C, nhiệt độ rải và thi công tối thiểu 60 độ C.
Sau 15-20 ngày đổ, cường độ bê tông asphalt ấm được hình thành
Bê tông nhựa nguội
Bê tông asphalt nguội được trộn ở nhiệt độ 110- 120 độ C và được thi công ở nhiệt độ thường.
Thành phần là nhựa lỏng có tốc độ trung bình hoặc chậm, có thể lưu trữ được trong kho 4-8 tháng.
Sau khi được đổ thì từ 20 – 40 ngày thì bê tông asphalt nguội sẽ đạt tới cường độ tối đa.
bê tông asphalt nguội được chia thành 2 loại: bê tông asphalt nguội và bê tông asphalt nguội carboncor asphalt.
Dựa theo độ rỗng dư (theo độ đặc)
Tính chất và đặc điểm của bê tông nhựa cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi độ rỗng còn dư. Vì thế mà dựa vào yếu tố này, người ta chia bê tông nhựa thành 3 loại sau đây:
Bê tông asphalt chặt: Độ rỗng dư từ 3-6% thể tích, thành phần bao gồm bột khoáng.
Bê tông asphalts rỗng: Độ rỗng còn dư từ 6 – 10% thể tích, được sử dụng làm lớp mặt dưới để trải đường 2 lớp.
Bê tông asphalt thoát nước: Độ rỗng dư từ 20-25% thể tích, được sử dụng để trải các mặt đường có yêu cầu cao về độ thoát nước.
Dựa vào hàm lượng đá dăm
Đá dăm là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên bê tông, loại nguyên vật liệu này sẽ ảnh hưởng đến tính chất của bê tông. Dựa theo lượng đá dăm có trong hỗn hợp bê tông trên sàn 5mm ta được các loại sau đây:
- Bê tông asphalt ít đá dăm: Lượng đá dăm chiếm 50 – 60% thể tích bê tông.
- Bê tông asphalt vừa đá dăm: Lượng đá dăm chiếm 30 – 50% thể tích bê tông.
- Bê tông asphalt ít đá dăm: Lượng đá dăm chiếm 20 – 35% thể tích bê tông.
- Bê tông asphalt cát: Không sử dụng đá dăm để trộn.
Dựa theo tính chất bê tông nhựa
Theo tính chất của bê tông asphalt ta có 4 loại sau: bê tông asphalt thông thường, bê tông asphalt thoát nước, bê tông asphalt màu, bê tông asphalt có độ nhám cao.
- Tìm hiểu thêm: Bê tông tươi là gì? Ứng dụng của bê tông tươi trong xây dựng
Dựa theo kích cỡ hạt lớn nhất
Phân loại theo kích cỡ hạt lớn nhất, người ta chia bê tông asphalt thành những loại sau đây:
- Bê tông asphalt Dmax 40mm.
- Bê tông asphalt Dmax 31,5mm.
- Bê tông asphalt Dmax 25mm.
- Bê tông asphalt Dmax 20mm.
- Bê tông asphalt Dmax 15mm.
- Bê tông asphalt Dmax 10mm.
- Bê tông asphaltDmax 6mm.
Dựa theo phương pháp chế tạo
Các loại bê tông được sản xuất ở những địa điểm khác nhau bằng những phương pháp khác nhau cũng mang những đặc tính khác nhau. Vì thế mà người ta đã phân loại bê tông asphalt thành:
- Bê tông asphalt trộn tại công trình.
- Bê tông asphalt trộn tại trạm trộn.
Dựa vào màu nhựa
Phân loại theo màu nhựa thì bê tông asphalt được chia thành 2 loại chính:
- Bê tông asphalt truyền thống: có màu đen của nhựa đường, không có chất phụ gia tạo màu.
- Bê tông asphalt màu: sử dụng chất phụ gia tạo ra nhiều màu sắc, sử dụng trải sân chơi cho trẻ em,…
Dựa vào phương pháp thi công
- Bê tông asphalt không lu đèn: chiều dày từ 1-4cm, bê tông asphalt đặc 70/100 với tỷ lệ nhựa chiếm 9-12% thể tích hỗn hợp.
- Bê tông asphalt lu đèn: được thực hiện theo yêu cầu, đảm bảo bê tông đạt tới cường độ và độ chặt nhất định
Dựa vào chất lượng bê tông nhựa
Phân loại dựa vào chất lượng bê tông asphalt thì hiện nay trên thị trường có hai loại: bê tông asphalt loại 1 và loại 2.
- Bê tông asphalt loại 1: chất lượng cao cấp, sử dụng lớp mặt A1.
- Bê tông asphalt loại 2: chất lượng kém hơn, sử dụng lớp mặt, thường dùng trải đường cấp 4 trở xuống.
Chức năng của các thành phần cấu tạo trong bê tông nhẹ
Tùy vào từng loại bê tông asphalt khác nhau sẽ được cấu tạo nên từ những nguyên vật liệu khác nhau. bê tông asphalt thông thường thì thành phần bên trong đó sẽ bao gồm: các loại cốt liệu, nhựa đường, bột khoáng và chất phụ gia:
- Cốt liệu lớn: chính là đá dăm là thành phần chịu lực chính và quyết định độ nhám của bê tông asphalt.
- Cốt liệu nhỏ: cát, có chức năng đẩy nhanh quá trình ninh kết của bê tông; đá xay giúp tăng thêm độ đặc, tỷ diện của vật liệu. Cốt liệu nhỏ làm gia tăng liên kết của các vật liệu với nhựa.
- Bột khoáng; có chức năng tăng độ chặt cho bê tông asphalt, giúp hỗn hợp ổn định nhiệt tốt hơn. Hỗn hợp nhựa và bột khoáng liên kết với nhau sẽ lấp đầy các phần rỗng còn lại trong hỗn hợp bê tông.
- Nhựa: bao bọc quanh các hạt khoáng, được chia thành 3 phần, một phần thẩm sâu vào trong các mao quản trên bề mặt hạt, một phần tương tác với bề mặt cốt liệu và phần còn lại có nhiệm vụ lấp đầy 1 phần lỗ rỗng trong hỗn hợp bê tông.
- Phụ gia: có thể có hoặc không, bổ sung vào nhằm cải thiện tính chất bê tông asphalt theo ý muốn.
Khối lượng riêng của bê tông nhựa
Trọng lượng riêng của bê tông asphalt phụ thuộc vào cấp phối bê tông asphalt, thành phần, kích thước, độ rỗng dư, tỷ lệ các hạt vật liệu có trong bê tông nhựa.
Khối lượng riêng của bê tông asphalt là 2350kg/m3 – 2550 kg/m3 tùy theo nguồn gốc vật liệu cũng như loại bê tông asphalt.
Vậy tại sao cần tính khối lượng riêng bê tông asphalt
Khi thiết kế bê tông asphalt cũng như khi thi công bê tông nhựa người kỹ sư cần nắm rõ được khối lượng riêng của bê tông asphalt là bao nhiêu để có thể tính toán được khối lượng bê tông nhựa cần thiết để thi công toàn bộ hoặc một đoạn đường, từ đó lên được kế hoạch, biện pháp cũng như quy trình thi công đảm bảo quá trình thi công không bị gián đoạn, nhân lực và máy móc được phân bổ hợp lý, thời gian thi công không bị kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình
Ứng dụng của bê tông nhựa hiện nay
Bê tông nhựa hiện nay thường được dùng trong các công trình giao thông: đường cao tốc, các tuyền đường giao thông cấp 1, 2, bãi đỗ xe, cảng biển, đường khu công nghiệp, nhà máy,,….
Bê tông nhựa nguội sẽ được dùng để sửa chữa các đoạn đường hư hỏng, lấp các ổ gà,… mà không cần thêm bất kỳ vật liệu nào khác. Ưu điểm bê tông nhựa nguội mang tới đó là tính nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian.
Trên đây là toàn bộ các thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn về bê tông nhựa. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc, mở rộng kiến thức về vật liệu xây dựng hiện nay.