Tầng hầm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì toàn bộ kết cấu, nền móng của ngôi nhà. Nếu tầng hầm có kết cấu vững chắc sẽ giúp ngôi nhà tăng tuổi thọ và chất lượng công trình được bền lâu. Do vậy, khi thi công tầng hầm chúng ra cần chú ý chống thấm tầng hầm cẩn thận đảm bảo kỹ thuật tạo nên sự vững chắc cho toàn bộ công trình.
Chống thấm tầng hầm là gì
Chống thấm tầng hầm là công việc liên quan đến các kỹ thuật và vật liệu được sử dụng để ngăn nước thấm vào tầng hầm của một ngôi nhà hoặc một công trình.
Tại sao phải thực hiện chống thấm tầng hầm
Chống thấm tầng hầm đóng vai trò quan trọng do vậy nếu không thực hiện chống thấm hoặc chống thấm không đúng cách sẽ gây tốn chi phí sửa chữa, bảo trì và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như:
– Xuất hiện các vết loang lổ, ố vàng, khiến cho lớp sơn trở nên bong tróc, gây ra tình trạng ẩm mốc, rong rêu gây mất thẩm mỹ cho người sử dụng
– Khi không được xử lý tình trạng thấm nước là xuất hiện các vết nứt, kết cấu công trình trở nên yếu đi dễ xảy ra sạt lở, sụt lún
– Tầng hầm bị thấm nước, rò rỉ nước rất dễ trơn trượt, rất nguy hiểm cho người sử dụng
– Tầng hầm ẩm ướt, môi trường bí bách chính là điều kiện để các loại vi khuẩn, ruồi muỗi,… phát triển. Khi tiếp xúc trong một thời gian dài gây ra những vấn đề về sức khỏe như hô hấp, hệ miễn dịch
Nguyên nhân nào khiến tầng hầm bị thấm
Tầng hầm bị thấm nước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể kể đến:
– Do khí hậu của nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm cao, nên dễ gây phá hủy bề mặt, cấu trúc của vật liệu. Từ đó gây ra hiện tượng co giãn liên tục của kết cấu vật liệu.
– Quy trình thiết kế chống thấm cho tầng hầm không đảm bảo được yêu cầu chất lượng, không đưa ra được những phương pháp chống thấm tốt ngay từ lúc đầu, cũng như không đúng quy trình.
– Quá trình thi công chống thấm dột ở tầng hầm của nhà cao tầng kém chất lượng, các chủ đầu tư, các nhà thầu thường lựa chọn phương án chống thấm giá rẻ nên chất lượng công trình không được đảm bảo, thi công theo kiểu chắp vá, thấm dột chỗ nào thì làm chỗ đó nên công trình sẽ rất nhanh hư.
– Chất lượng bê tông không đảm bảo, bê tông kém chất lượng sẽ gây nứt và thấm dột tầng hầm.
– Tầng hầm là công trình nằm ngầm dưới đất, nên chịu tác động mạnh của các mạch nước ngầm cũng như hệ thống cấp thoát nước của các công trình xây dựng gần đó. Vì vậy càng làm tăng nguy cơ bị thấm dột.
– Đường ống nước lâu ngày bị rò rỉ, không phát hiện và xử lý kịp thời cũng dẫn tới tình trạng thấm dột.
Biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả
Thi công chống thấm vách ngoài tầng hầm
Đây là biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất vì nó bảo vệ bê tông cũng như là cách chống thấm thuận. Chống thấm vách ngoài tầng hầm có thể dùng màng chống thấm lỏng gốc cao su-bitum đàn hồi cao
Quy trình thi công chống thấm vách ngoài
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
- Loại bỏ tạp chất, bụi, cát, dầu mỡ còn sót lại trên bề mặt chống thấm
- Mài phẳng những bề mặt gồ ghề và trám lại những chỗ lõm
Bước 2: Khuấy hỗn hợp với nước bằng máy khuấy chuyên dụng
Bước 3: Dùng cọ hoặc bình phun để phủ lớp sơn lót lên bề mặt để nâng cao hiệu quả kết dính của vật liệu chống thấm
Bước 4: Dùng con lăn để quét đều 1 lớp lên toàn bộ bề mặt chống thấm và dùng bàn chải nhỏ quét kỹ lên các kẽ hở bê tông. Thi công lớp thứ 2 sau khi lớp thứ nhất bắt đầu khô với định mức từ 0,4-0,6 kg/m2
Bước 5: Sau khi lớp sơn đã khô, trát vữa bảo vệ cho bề mặt
Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Thi công chống thấm vách trong tầng hầm
Đối với những tầng hầm không chống thấm được từ vách ngoài thì buộc chúng ta phải chống thấm vách trong tầng hầm, đặc biệt là phải chống thấm có các vết nứt, khe thấm sau một thời gian dài sử dụng. Đây cũng là một trong những biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả.
Quy trình thi công chống thấm vách trong tầng hầm
Bước 1: Xác định tâm điểm dòng nước có khả năng bị nứt hoặc bị thấm. Thực hiện khoan lỗ và gắn ống hút. Nếu lỗ nhỏ bạn có thể dùng ống hút nhựa, còn đối với những lỗ lớn hơn phải dùng ống nhựa
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt
- Bề mặt bằng phẳng cần áp dụng phương pháp cắt nghiêng
- Đối với những bề mặt gồ ghề, cần trát thêm một lớp vữa chống thấm để làm bằng bề mặt
- Mặt bê tông cần dọn dẹp sạch sẽ khỏi bụi bẩn, tạp chất; tiền hành đục bỏ các phần gồ ghề và trám lại phần lõm
- Xử lý các vết nứt tầng hầm
Bước 3: Tạo ẩm lên bề mặt và phun một lớp hồ dầu chống thấm tô phủ đều đến các ống nhựa, đối với vị trí cắt nghiêng cần dùng cọ để quét chống thấm vào các rãnh.
Bước 4: Sau khi lớp thứ nhất vừa ráo nền, phủ thêm lớp vữa chống thấm. Chú ý chừa lại một khoảng không gian xung quanh ống
Bước 5: Sau 24h lớp chống thấm đã khô, tiến hành rút ống. Nhét vào ống hỗn hợp vữa đóng rắn nhanh WaterPlug, chặn nước tức thời
Bước 6: Vệ sinh và tạp ẩm bề mặt, tiếp tục tô lớp hồ dầu một lần nữa sau đó trát thêm một lớp vữa chống thấm
Thi công chống thấm sàn đáy tầng hầm
Khác với sàn tầng hầm thì sàn đáy là nơi thấp nhất của tòa nhà, phải trực tiếp tiếp xúc với đất nền xung quanh. Do đó, nó phải chịu áp lực thủy tinh lớn nhất và sự chênh lệch nhiệt độ cao nhất. Hơn thế nữa nó là nơi chịu rung chấn khi có động đất xảy ra, chính vì thế việc thực hiện các biện pháp thi công chống thấm tầng hầm vô cùng quan trọng đối với cấu trúc công trình.
Quy trình thi công chống thấm
Bước 1: Làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ,cát, bụi,…Tiến hành mài nhắn những chỗ gồ ghề và trám lại những vết lõm.
Bước 2: Dùng nước tạo ẩm lên bề mặt nhưng chú ý không được để đọng nước lên bề mặt
Bước 3: Quét một lớp sơn lót Polyurethane. Khi màng lót khô tiến hành dùng đèn khò để đốt nóng chảy lớp bitum. Miết chặt, dán lên bê tông bằng con lăn.
Bước 4: Ngâm nước trong vòng 1 ngày để kiểm tra hiệu quả chống thấm, nghiệm thi và bàn giao công trình
Những lưu ý khi xây tầng hầm để không bị thấm
Để tầng hầm không bị thấm cần lưu ý những điều sau:
- Cấu tạo các lớp chống thấm từ dưới lên gồm: lớp bê tông lót, lớp láng vữa xi măng cát chống thấm, lớp sơn chống thấm và lớp giấy cao su dày từ 3 đến 5cm.
- Khi thi công, bê tông tường và nền cần được đầm kỹ để tăng độ kết dính, chặt chẽ tránh bị rỗng.
- Khi láng vữa xi măng chống thấm cần phải làm liên tục, không được dừng tránh bị đứt đoạn sẽ không có sự liên kết.
- Lớp sơn chống thấm cần đạt đủ tiêu chuẩn về độ dày của thiết kế.
- Xây tường gạch trên bê tông cách nhau khoảng 15 đến 20cm. Phía trên sàn rỗng cần đổ lớp bê tông chống thấm dày 6 đến 8cm.
- Bên cạnh đó cần phun ép hồ xi măng để lắp chặt khe tiếp giáp.
- Sau khi đổ bê tông nền xong cần kiểm tra lại xem có bị thấm nước không, nếu có cần tiến hành hoạt phụt hồ xi măng để đảm bảo nền bê tông không bị thấm.
Trên đây là những chia sẻ về biện pháp thi công chống thấm tầng hầm của chúng tôi. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc, các chủ đầu tư hiểu hơn về nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm, dột ở tầng hầm để luôn có cách xử lý kịp thời giúp đảm bảo chất lượng công trình.