Giằng móng là một bộ phận tuy nhỏ nhưng đóng vai trò là mối liên kết giữa đất nền và các bộ phận khác. Để hiểu rõ hơn giằng móng là gì? Cấu tạo và cách tính toán giằng móng cho các công trình xây dựng như nào cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau:
Giằng móng là gì?
Giằng móng hay còn được gọi là dầm móng là kết cấu theo phương ngang của ngôi nhà, có nhiệm vụ tạo sự liên kết giữa các móng để làm tăng độ vững chắc cho hệ khung kết cấu của công trình. Ngoài ra kết cấu công trình còn chịu một phần momen của cột, nếu cột bị lệch tâm nhiều so với đài móng thì momen càng lớn.
Tùy theo mỗi công trình mà nhà thầu có thể lựa chọn giằng móng hình chữ T, hình thang hay hình chữ nhật phù hợp.
Tìm hiểu thêm: Quy trình giác móng chuẩn
Tác dụng, vai trò của giằng móng
Kết cấu giằng móng sẽ nâng đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyền đến móng. Ngoài ra, thiết kế giằng móng còn đóng vai trò
- Chống rạn nứt, chống thấm hiệu quả
- Gia cố giúp móng vững chắc hơn, tăng sức chịu đựng của các loại tải trọng trong quá trình xây nhà và sử dụng.
- Tạo nền móng thống nhất và chặt chẽ giúp đảm bảo độ bền vững cho kết cấu công trình.
- Tăng cường độ cứng và phân bố đều tải trọng công trình truyền xuống móng.
- Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.
- Chống xoay, chống xô lệch ở các nút chân cột trong điều kiện không thuận lợi.
Cấu tạo chi tiết của các loại giằng móng
Giằng móng được áp dụng cho 3 loại chính là móng đơn, móng băng và móng bè. Với mỗi loại móng sẽ có những cách bố trí giằng khác nhau. Và cũng tùy theo mục đích sử dụng mà cách tính toán giằng cũng thay đổi. Ví dụ: chiều cao chọn theo chiều dài nhịp, bề rộng chọn theo chiều cao hoặc bề rộng của tường bên trên.
Kích thước dầm móng cọc sẽ phụ thuộc vào khoảng cách của cột trụ:
- Khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 3 – 6 m thì giằng móng sẽ có hình thang hoặc hình chữ nhật.
- Khoảng cách giữa 2 cột trụ từ 10 – 12 m thì giằng móng sẽ có hình dạng chữ T.
Khoảng cách giữa giằng móng và nền có thể tạo ra lớp cách nước hợp lý, giúp móng chống được độ biến dạng tối thiểu là 0,5m và xung quanh cần được chèn thêm đá dăm hoặc gạch vỡ để dầm móng thêm chắc chắn.
Giằng móng đơn
Đây là kiểu giằng có cấu tạo hình trụ được tạo thành từ cốp thép dày và đổ bê tông trực tiếp vào bên trong. Nền móng và hệ thống dầm móng đơn liên kết chặt chẽ với nhau tạo nên một kết cấu bền vững. Điều này giúp hạn chế nhiều tác động của nền đất với công trình.
Đồng thời, giằng cho móng đơn còn đóng vai trò giúp hạn chế các hiện tượng sụt lún giữa các đài móng với nhau. Kích thước khuyến khích sử dụng là 0.3 x 0.7 (m).
Tham khảo: Cấu tạo của móng đơn
Giằng móng bè
Kiểu giằng móng này được sử dụng trong nhiều công trình hơn các loại khác vì khả năng chịu lực tốt, đa dạng và độ tương thích cao hơn. Cấu tạo giằng sẽ cố định phần móng giúp đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho toàn bộ kết cấu.
Kích thước giằng móng băng tối ưu vẫn nên ở trong khoảng 0.3 x (0.5-0.7) m.
Tìm hiểu: Cấu tạo móng bè
Giằng móng băng
Kiểu giằng móng này được sử dụng trong nhiều công trình hơn các loại khác vì khả năng chịu lực tốt, đa dạng và độ tương thích cao hơn. Cấu tạo giằng sẽ cố định phần móng giúp đảm bảo sự chắc chắn và an toàn cho toàn bộ kết cấu.
Kích thước giằng móng băng tối ưu vẫn nên ở trong khoảng 0.3 x (0.5-0.7) m.
Tìm hiểu:
Công thức tính giằng móng chuẩn
Cách tính chịu lực giằng móng thì chuẩn là dựa vào cấu tạo. Từ cấu tạo có thể suy ra cách tính kích thước, nhiệm vụ của nó. Với công thức sau:
+ Khi tải trọng đúng trọng tâm : Ptb ≤ Rtc
+ Khi tải trọng lệch tâm : Pmax ≤ 1.2 Rtc
(Ptb , Pmax : áp suất đáy móng trung bình và lớn nhất. Rtc : cường độ tiêu chuẩn của đất nền)
Công thức tính giằng móng: R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)
Trong đó:
B: chiều rộng đáy.
Q: tải trọng.
C: lực dính của lớp nền đất được tính bằng đơn vị
M: hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn
A1/4 , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất
Biện pháp thi công giằng móng
Thi công dầm móng là hạng mục khá đơn giản trong xây dựng nhà cấp 4, là cấu kiện thi công nhanh, không tốn thời gian. Biện pháp thi công giằng móng gồm các bước và trình tự như sau:
Bước 1: Gia công lắp dựng và bố trí thép giằng móng
Bước 2: Gia công và lắp dựng coppha giằng móng
Bước 3: Đổ bê tông giằng móng
Bước 4: Tháo coppha và bảo dưỡng bê tông
Đối với dầm móng đơn và móng băng thường thì móng sẽ được thi công trước còn dầm móng sẽ được thi công sau và đối với móng bè thì móng và dầm móng sẽ được đổ bê tông cùng một lúc (liền khối).
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích và tự tin quyết đoán trong xây dựng công trình gia đình mình.