Ai cũng biết xi măng, tuy nhiên mác xi măng là gì không phải ai cũng biết. Nếu không làm trong ngành xây dựng bạn sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa của từng loại mác bê tông. Để hiểu chi tiết hơn về mác xi măng, cách tính toán và ứng dụng của từng loại mác xi măng trong xây dựng kiến trúc hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau:
Mác bê tông là gì?
Mác bê tông hay còn được gọi là mác xi măng là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng chịu lực và tính bền của xi măng trong xây dựng.
Mác xi măng thể hiện độ chịu nén của xi măng, được tính bằng tỷ lệ giữa khối lượng tối đa mà một khối xi măng có thể chịu được trước khi bị vỡ và diện tích cắt ngang của khối đó.
Ví dụ, nếu một khối xi măng có khả năng chịu được lực nén tối đa là 3000kg và diện tích cắt ngang của khối đó là 30 cm2, thì mác xi măng của khối đó sẽ là 100 kg/cm2. Mác xi măng càng cao thì khả năng chịu lực của xi măng càng tốt.
Các loại mác bê tông
Các loại mác xi măng thường được đánh giá theo độ chịu nén (sức chịu đựng lực nén) và được đặt tên theo giá trị mác của chúng. Một số loại mác xi măng phổ biến:
- Mác bê tông 150: sử dụng cho các công trình xây dựng nhà dân dụng, như xây tường hoặc sàn nhà
- Mác bê tông 200: sử dụng cho các công trình xây dựng nhà cao tầng, như xây cột, sàn và móng.
- Mác bê tông 250: sử dụng cho các công trình xây dựng cầu, đường bộ, nhà xưởng, nhà máy,…
- Mác bê tông 300: sử dụng cho các công trình xây dựng có yêu cầu độ chịu nén cao, như cầu cao tốc, tầng hầm,…
- Mác bê tông 400: sử dụng để xây các tòa tháp cao tầng và các công trình ngầm dưới nước
Tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu xây dựng đối với các công trình khác nhau mà quy định về kích thước của mác xi măng là khác nhau.
Ứng dụng của mác bê tông trong xây dựng nhà ở
Tùy thuộc vào mỗi loại công trình mà chúng ta có thể lựa chọn mác bê tông theo quy chuẩn khác nhau. Sau đây sẽ là hướng dẫn phương pháp để bạn mang lại hiệu quả về mặt kinh tế.
- Với nhà 3 tầng trở xuống: Sử dụng mac 200, với nhịp giữa các dầm lớn thì dùng mác 250.
- Với nhà từ 4 số tầng đến 6 tầng: Dùng M250, với nhịp giữa các dầm lớn thì dùng độ sụt mác 300.
- Nếu nhà từ 6 đến 10 tầng: Sử dụng độ sụt bê tông mác 300, với các cấu kiện vượt nhịp lớn nên trao đổi với kỹ sư kết cấu để đưa ra phương án thiết kế hợp lý.
Với các công trình khác các bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng mác bê tông như sau.
- Đối với công trình là nhà công nghiệp nhịp lớn, bể chứa, silô: 300 – 400.
- Nếu cho móng nhà cao tầng, nhà kho, nhà xưởng: 300 – 400.
- Cho cọc bê tông đúc sẳn, cọc nhồi: 300 trở lên.
- Sử dụng cho: mố, trụ cầu, dầm cầu, dầm dự ứng lực: 350 trở lên.
Cách xác định mác xi măng
Để xác định mác xi măng, cần thực hiện các bước sau:
– Lấy mẫu xi măng: Lấy một lượng nhỏ xi măng từ bao hoặc từ trên vật liệu đang sử dụng.
– Trộn đều: Trộn đều xi măng đã lấy với nước cho đến khi đạt được độ nhớt và dẻo nhất định.
– Đổ vào khuôn: Cho hỗn hợp xi măng và nước vào khuôn để tạo thành một khối xi măng.
– Chờ khô: Để cho khối xi măng được khô hoàn toàn, thường trong vòng 24 giờ.
– Đo độ chịu nén: Sử dụng máy đo chịu nén để đo độ chịu nén của khối xi măng. Kết quả sẽ cho biết mác xi măng của vật liệu đó.
Việc xác định mác xi măng rất quan trọng để đảm bảo tính chất kỹ thuật của xi măng, giúp cho việc sử dụng đúng loại xi măng phù hợp với yêu cầu công trình và đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của công trình.
Cường độ chịu nén của mác xi măng
Bê tông chịu nhiều loại lực khác nhau tác động lên như: lực nén, kéo, uốn, trượt. Bê tông chịu được lực nén là tốt nhất nên người ta lấy tiêu chuẩn chịu nén của bê tông để đánh giá chất lượng. Sau đây là bảng tương quan giữa cấp độ chịu nén của bê tông và mác xi măng các bạn có thể tham khảo:
Cấp độ bền (B) | Cường độ trung bình của mẫu thử | Mác theo cường độ chịu nén |
B3.5 | 4,50 | M50 |
B5 | 6,42 | M75 |
B7.5 | 9,63 | M100 |
B10 | 12,84 | M150 |
B12.5 | 16,05 | M150 |
B15 | 19,27 | M200 |
B20 | 25,69 | M250 |
B22.5 | 28,90 | M300 |
B25 | 32,11 | M350 |
B27.5 | 35,32 | M350 |
B30 | 38,53 | M400 |
Bảng quy đổi mác xi măng tương ứng với cấp độ bền
Để người đọc dễ hình dung mác xi măng trong xây dựng người ta quy đổi từ cách viết mác xi măng 100#, 200# thông thường thành cấp độ bền của bê tông được ký hiệu là B theo TCVN 5574:2012 như sau:
Cấp độ bền (B) | Cường độ chịu nén (Mpa) | Mác xi măng (M) |
B3.5 | 4.50 | 50 |
B5 | 6.42 | 75 |
B7.5 | 9.63 | 100 |
B10 | 12.84 | 150 |
B12.5 | 16.05 | 150 |
B15 | 19.27 | 200 |
B20 | 25.69 | 250 |
B22.5 | 28.90 | 300 |
B25 | 32.11 | 350 |
B27.5 | 35.32 | 350 |
B30 | 38.53 | 400 |
B35 | 44.95 | 450 |
B40 | 51.37 | 500 |
B45 | 57.80 | 600 |
- Tham khảo: Cấp độ bền bê tông là gì?
Cách trộn mác bê tông đúng tỉ lệ
Bê tông là hỗn hợp vật liệu gồm cát + đá + nước + xi măng. Vậy trộn như thế nào để đạt đúng mác theo quy định? Hầu hết, trên bao bì xi măng có ghi tỷ lệ trộn cho 1m3 bê tông.
Lấy thùng sơn 18 lít để làm tiêu chuẩn thì tỷ lệ trộn bê tông của từng loại mác sẽ là:
+ Bê tông mác 200: 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 7 thùng đá
+ Bê tông mác 250: 1 bao xi măng + 3.5 thùng cát + 6 thùng đá
+ Bê tông mác 300: 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá
Đây là cách tính mác bê tông để tính khối lượng bê tông dựa vào bảng cấp phối bê tông của tất cả loại mác được sử dụng trong xây dựng.
- Bảng tra cấp phối bê tông
Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về mác bê tông và các ký hiệu trên bao bì xi măng từ đó sử dụng đúng loại vào đúng hạng mục trong xây dựng công trình. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi gì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé.