Kinh nghiệm đổ mái nhà khi xây nhà ở, biệt thự

kinh-nghiem-do-mai-nha-ban-can-biet-khi-xay-nha-o-biet-thu

Mái nhà là một trong những bộ phận cấu tạo nhà ở, biệt thự hay bất cứ một công trình dân dụng nào. Trong bài viết này, Maxhome chia sẻ tới bạn một số kinh nghiệm đổ mái nhà trước khi tiến hành thi công.

Cấu trúc của ngôi nhà bao gồm 3 phần: phần móng, phần khung và phần mái. Quá trình thi công cần được diễn ra theo đúng trình tự và đảm bảo những yêu cầu về kĩ thuật, thời gian thi công, cũng như tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình.

Phần mái được thi công cuối cùng trong quy trình xây dựng phần thô của nhà ở. Theo đó, việc thi công phần mái được thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của chủ đầu tư công trình.

Kỹ thuật thi công mái nhà bạn cần biết

I. Kiểm tra cốp pha sàn mái

Ngoài vai trò về mặt kết cấu, chịu lực thì chiều cao từ sàn cho đến mái cũng rất lớn. Do đó các yêu cầu kĩ thuật khi thi công, lắp đặt cốp pha sàn mái cần được diễn ra khá nghiêm ngặt và chuẩn xác để đảm bảo tính chính xác và an toàn.

Kinh nghiệm đổ mái đối với việc chuẩn bị cốp pha sàn mái cần chuẩn bị cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kĩ thuật. Đo đạc và xác định đúng vị trí lắp đặt cốp pha.

Yêu cầu của việc lắp đặt cốp pha trong kinh nghiệm đổ mái bạn cần chú ý đến các tính: chắc chắn, kín khít, để đam bảo hạn chế tối đa sự mất nước khi đổ bê tông lên.

Kiểm tra cốp pha sàn mái cần thực hiện các yêu cầu kiểm tra về độ võng cốp pha, cao độ đáy sàn tại những vị trí khác nhau.

Nếu bạn là chủ đầu tư và chưa có nhiều kinh nghiệm xây nhà trong vấn đề này thì bạn nên tìm một người giám sát, có hiểu biết và kinh nghiệm để theo dõi công trình. Hoặc cũng có thể tìm thuê các đơn vị thi công nhà trọn gói uy tín, chất lượng để giúp bạn hoàn thiện tốt nhất công trình và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật các hạng mục thi công công trình.

kinh-nghiem-do-mai-nha-ban-can-biet-khi-xay-nha-o-biet-thu-5

Khi đan thép, cốt thép trước khi đổ bê tông mái cần đảm bảo các yêu cầu về: chủng loại thép, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài. Công tác nối, buộc thép cần phải làm theo thiết kế, làm sạch thép, đánh rỉ thép và đảm bảo đúng theo thiết kế trước đó. Loại thép thường được sử dụng trong công tác đổ mái nhà ở dân dụng hiện nay thường là thép Phi 10, loại A2.

Tùy thuộc vào diện tích mái của mỗi công trình mà thời gian cho việc chuẩn bị cốp pha, đan thép buộc thép khác nhau.

Theo như kinh nghiệm đổ mái, thi công mái lâu nay thì đối với một đội thợ xây dựng, trung bình đối với nhà ở dân dụng thì công tác chuẩn bị này mất khoảng 1 – 2 ngày. Nếu diện tích mái cần đổ lớn thì số lượng nhân công huy động cho công tác này càng nhiều để đảm bảo tốt nhất tiến độ, khả năng hoàn thiện và độ an toàn cho kết cấu mái sau này.

II. Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn mái

Trước khi tiến hành công tác đổ bê tông mái, bạn nên chuẩn bị thật kĩ để quá trình đổ mái diễn ra thuận lợi. Nếu như bạn chưa có kinh nghiệm đổ mái thì nên chuẩn bị theo những hạng mục dưới đây:

Chuẩn bị luôn là công tác đầu tiên cần thực hiện

2.1. Chuẩn bị

– Nhân lực, máy móc đổ mái: Điều này bạn có thể bàn giao và yêu cầu trực tiếp đối với đơn vị thi công để chuẩn bị nhân lực, máy móc cần thiết cho công tác đổ mái. Bạn chỉ cần giám sát để theo dõi tiến độ thực hiện là ổn.

– Tính toán thời gian đổ bê tông mái cho hợp lý: Kinh nghiệm đổ mái cho thấy, rất nhiều trường hợp không chuẩn bị tính toán thời gian hợp lý dẫn đến nhiều kết quả không tốt.

Những rủi ro có thể gặp phải nếu như bạn tính toán thời gian không hợp lý bao gồm: không đủ thời gian thi công mái dẫn đến bê tông không đáp ứng đủ yêu cầu thi công, đổ mái gặp thời tiết xấu (mưa, bão…) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bê tông mái.

Đối với một số gia đình còn quan điểm về ngày giờ tốt cũng nên xem xét kĩ lưỡng để an tâm hơn trong khi thực hiện đổ mái…. Do đó, viêc tính toán thời gian đổ bê tông mái thực sự quan trọng và cần chuẩn bị kĩ càng để hạn chế được những rủi ro không đáng có như vừa nêu trên.

2.2. Sắp xếp mặt bằng thuận tiện cho việc thi công và đổ mái

Mặt bằng bao gồm mặt bằng sàn mái thi công và mặt bằng sàn dưới để chuẩn bị cho công tác vật liệu, trộn bê tông khi đổ mái. Tất cả đều cần thuận tiện cho công tác thi công sau này.

Công trình thi công đang dần đi vào hoàn thiện

2.3. Dọn dẹp

Kinh nghiệm đổ mái cho thấy, nếu như không dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép trong khi thi công sẽ làm phát sinh thời gian, nhân công trong quá trình đổ mái, đồng thời chất lượng mái, bê tông sau khi hoàn thiện sẽ không được đảm bảo do bị lẫn quá nhiều tạp chất khác.

2.4. An toàn khi đổ bê tông trên độ cao mái

Trong bất cứ công trình nào, dù là nhà ở thấp tầng như các mẫu nhà cấp 4 hay các công trình cao tầng cũng đều cần đảm bảo được yếu tố an toàn: An toàn đối với công nhân thi công cũng như đối với hệ thống cốp pha và đà giáo bên dưới.

Những kinh nghiệm đổ mái nhà trên đây đã được rất nhiều người chia sẻ thông qua quá trình làm việc, thi công thực tế. Hi vọng rằng, những kinh nghiệm đổ mái hữu ích trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết để có thể giám sát, thi công công trình nhà ở của mình một cách tốt nhất!

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ