Bạn đang có dự định xây nhà, đất xây nhà của bạn thuộc dạng đất yếu như ruộng, ao, hồ,… Để móng nhà được chắc chắn bạn cần xử lý nền móng trước khi thi công làm móng nhà. Để ngôi nhà được an toàn, tránh nứt nẻ, sụp đổ trên nền đất yếu nhà thầu nên lựa chọn loại móng gì cho phù hợp. Cùng MaxHome tìm hiểu nền đất yếu nên làm móng gì trong bài viết dưới đây:
Nền đất yếu là gì? Cách xác định nền đất yếu
Nền đất yếu là dạng nền có sức chịu lực kém, thường dễ bị biến dạng chỉ phù hợp với những công trình có quy mô nhỏ, kết cấu phần trên nhỏ.
Để nhận biết được đâu là nền đất yếu có thể dựa vào định tính và định lượng:
– Định tính: Đất yếu là loại đất mà bản thân nó không có đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên truyền xuống. Bằng phương pháp này khó có thể xác định được đất này có phải là yếu hay không vì không có số liệu chứng thực và không có cơ sở khoa học.
– Định lượng: đây là phương pháp được chấp nhận bởi dựa trên cơ sở tính toán khoa học. Theo phương pháp này, công thức được tính toán dựa trên cơ sở vật lý và cơ học:
Dựa vào những chỉ tiêu vật lý thì đất được gọi là yếu khi mà:
– Dung trọng : gW<= 1,7 T/m3.
– Hệ số rỗng : e >=1.
– Độ ẩm : W >=40%.
– Độ bão hòa : G >=0,8.
Dựa vào những chỉ tiêu cơ học đó là:
– Sức chịu tải bé là: R = (0,5 – 1)kG/ cm2
– Modun biến dạng là: E0<= 50 kG/cm2.
– Hệ số nén là: a >= 0,01 cm2/kG.
– Góc ma sát trong là: fi <= 100.
– Lực dính (đối với đất dính) là: c <= 0,1 kG/cm2.
Các loại đất nền yếu thường gặp
Trong xây dựng thực tế chúng ta thường gặp các loại nền đất yếu đó là: đất sét yếu, đất cát yếu (cát chảy), đất bùn hay than bùn và đất than bùn, đất bazan hoặc đất đắp.
– Đất sét yếu: là các loại đất sét hay á sét tương đối chặt ở trạng thái bão hòa nước và có cường độ thấp. Thành phần của đất sét:
- Những hạt sét: có kích thước lớn hơn 0,002mm. Chủ yếu có những khoáng chất nguồn gốc lục địa như là thạch anh hay fenspat,…
- Khoáng chất sét: bao gồm các hạt có kích thước rất bé (2 – 0,1mm) và keo (0,1 – 0,001mm). Các khoáng chất này sẽ quyết định tính chất cơ lý của đất sét. Những khoáng chất sét thường gặp nhất đó là 3 nhóm điển hình gồm: kaolinit, mônmôrilônit và ilit.
– Đất cát yếu: có đặc trưng là kết cấu không bền chặt, rời rạc. Chúng bao gồm các loại cát mịn, dễ bị pha loãng và ép chặt vì vậy khi chịu tải trọng sẽ bị gặp hiện tượng cát chảy.
– Bùn: bùn chính là trầm tích thuộc giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất đá loại sét, chúng được tạo thành trong nước và có sự tham gia của vi sinh vật. Bùn luôn có độ ẩm vượt quá giới hạn chảy và hệ số rỗng e > 1 đối với đất cát pha sét và sét pha cát có e > 1,5. Độ bền của bùn là rất bé, chính vì vậy mà việc phân tích sức chống cắt (SCC) thành lực ma sát và lực dính là không hợp lý. SCC của bùn phải phụ thuộc vào tốc độ phát triển biến dạng. Góc ma sát có thể xấp xỉ là bằng không. Chỉ khi bùn mất nước thì mới có thể cho góc ma sát.
Chính vì vậy việc xây dựng những công trình trên bùn chỉ có thể được thực hiện sau khi đã tiến hành những biện pháp xử lý nền.
– Than bùn và đất than bùn: Than bùn chính là đất có nguồn gốc từ hữu cơ, tạo thành do kết quả phân hủy những di tích hữu cơ, chủ yếu là từ thực vật, tại những bãi lầy và những nơi bị hóa lầy. Loại đất này chứa những hỗn hợp vật liệu sét và cát.
Vì vậy khi xây dựng ở các vùng đất than bùn, bạn cần áp dụng những biện pháp: làm đai cốt thép, khe lún và cắt nhà thành từng đoạn cứng riêng rẽ, làm nền cọc, đào hay thay một phần than bùn.
– Đất bazan: là loại đất yếu với đặc điểm độ rỗng lớn, dung trọng khô bé và khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sập.
– Đất đắp: là loại đất được tạo nên do tác động của con người. Đặc điểm của đất đắp đó chính là phân bố đứt đoạn và có thành phần không thuần nhất.
Biện pháp thi công móng nhà trên nền đất yếu
Chọn chiều sâu chôn móng phù hợp
Làm móng nhà trên nền đất yếu có nhiều cách giải quyết khác, trong đó thay đổi chiều sâu chôn móng là một trong những cách phổ biến được áp dụng. Chiều sâu chôn móng là độ sâu kể từ mặt đất đến hố móng. Việc thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền. Khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng. Đồng thời tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng phải cân nhắc giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật.
Thay đổi hình dáng và kích thước móng
Thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền, và do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền. Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún của công trình. Tuy nhiên đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này không hoàn toàn phù hợp.
Sử dụng loại móng phù hợp với địa chất khu vực
Có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hoặc móng hộp; trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng. Độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì biến dạng bé và độ lún sẽ bé. Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản có kích thước lớn. Đối với các công trình thi công trên nền đất yếu, khi thay đổi loại móng và độ cứng của móng, chủ đầu tư cần hỏi ý kiến kỹ sư để đảm bảo việc thay đổi không làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình.
Tăng cường độ cứng của móng trên nền đất yếu
Sau khi áp dụng các phương pháp trên mà nền đất vẫn bị biến dạng, bạn có thể tăng khả năng chịu tải của móng bằng cách tăng độ cứng (độ cứng của móng càng lớn độ lún và độ biến dạng sẽ càng nhỏ). Có nhiều cách để tăng độ cứng bao gồm:
- Tăng độ dày móng
- Tăng độ cứng của kết cấu phía trên
- Sử dụng cốt thép chịu lực và bố trí các sườn tăng cường
Gia cố móng nhà bằng cọc tre, cừ tràm
Cọc tre, cừ tràm là phương pháp được áp dụng phổ biến ở vùng quê khi xử lý móng trên nền đất yếu như ao, hồ, đất ruộng,…
Sử dụng cọc tre, cừ tràm sẽ giúp cải thiện khả năng chịu tải và giảm độ lún của móng.
Để đạt hiệu quả tối ưu, mỗi mét vuông của móng sẽ cần tới 25 cọc tre hoặc cừ tràm. Khi thi công, lựa chọn cọc tre cần đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật.
Sử dụng móng cọc
Móng cọc là phương pháp thi công hiện đại phổ biến ngày nay, đây là phương pháp tối ưu để xây dựng móng nhà trên nền đất yếu, giúp đảm bảo chất lượng công trình.
Móng cọc gồm 2 loại: móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao, khi thi công cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để chất lượng luôn được đảm bảo. Cách thi công móng cọc chi tiết: https://maxhomegroup.vn/mong-coc/
Những điều cần lưu ý khi làm móng nhà trên nền đất yếu
Khảo sát địa chất kỹ càng
Công việc quan trọng nhất trước khi lựa chọn loại móng phù hợp là thực hiện khảo sát địa chất. Sau quá trình này, các kỹ sư sẽ xác định được đặc tính đất tại khu vực và đưa ra phương án móng phù hợp với đặc điểm của vị trí đất và chi phí đầu tư hợp lý.
Xem xét vật liệu làm móng
Vật liệu làm móng cần được lựa chọn kỹ để ngôi nhà được an toàn và đảm bảo chất lượng. Khi lựa chọn nên ưu tiên vật liệu tốt và phù hợp, tính toán số lượng chính xác để tối ưu chi phí. Đây là một trong những công việc quan trọng đầu tiên khi bắt đầu xây dựng nhà ở.
Chọn đơn vị thi công uy tín
Với những vị trí nền đất yếu, những cá nhân thường sẽ thiếu kinh nghiệm trong đo đạc, khảo sát và đánh giá một cách chính xác. Do vậy, bạn nên tìm đến một đơn vị thiết kế thi công uy tín để khảo sát và thi công làm móng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.
Các đơn vị thi công sẽ có các kiến trúc sư, kỹ sư có kiến thức và giàu kinh nghiệm sẽ có những giải pháp để công trình xây dựng có chất lượng tốt nhất và thẩm mỹ cao.
Để xây dựng một ngôi nhà trên nền đất yếu, cách làm móng đóng một vai trò rất quan trọng và quyết định đến tính ổn định, an toàn và chất lượng của công trình. Với những chia sẻ trên của MaxHome hy vọng bạn có thêm kiến thức khi xây nhà trên nền đất yếu để đưa ra những quyết định chính xác trong xây dựng công trình của gia đình.