Bê tông tươi hay còn được gọi là bê tông thương phẩm là một trong những vật liệu xây dựng quen thuộc ngày nay, đang được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại bê tông thương phẩm này trong bài viết dưới đây:
Bê tông tươi là gì?
Bê tông tươi là hỗn hợp gồm cát, đá, xi măng, nước và một số chất phụ gia khác được trộn tại các trạm trộn hoặc các máy trộn bê tông chuyên dụng.
Hiện nay, dòng bê tông này có các loại sản phẩm gồm: bê tông thương phẩm Mác 100 đến 450. Mỗi loại có tỷ lệ xi măng/ cát/ đá khác nhau, do đó có đặc tính cường độ khác nhau.
Bê tông rươi được ứng dụng đa dạng trong các loại hình công trình xây dựng từ nhà cao tầng, công trình công cộng, đến nhà dân dụng.
Vì sao nên dùng bê tông tươi? Ưu điểm của bê tông tươi so với bê tông tự trộn
Việc sử dụng bê tông tự trộn theo cách thủ công thường chỉ sử dụng khi mặt bằng trộn bê tông thoáng, không cản trở giao thông hay môi trường xung quanh, khu nhà dân sử dụng sức lao động là chính, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức thậm chí là giá bê tông lại cao hơn so với bê tông tươi trộn sẵn bởi người dân thường có xu hướng mua những vật liệu riêng lẻ về sàng lọc và tự trộn nên không đảm bảo về chất lượng và cấp phối bê tông.
Ưu điểm của bê tông tươi so với bê tông tự trộn
– Cấp phối của bê tông đạt tiêu chuẩn ISO 9001: Bê tông tươi được trộn sẵn và sản xuất tại các nhà máy trạm trộn bê tông theo hệ thống cân đong điện tử, quy trình sản xuất tiêu chuẩn và hệ thống kiểm soát chất lượng và được vận chuyển đến công trình.
– Chất lượng của bê tông luôn được đảm bảo: bê tông được trộn chính xác từ nguyên vật liệu, tỷ lệ pha trộn cốt liệu cát, đá, xi măng theo từng loại mác bê tông. Ngoài ra, mẫu bê tông sẽ được lưu lại để tiện cho việc kiểm nghiệm, phân tích và đối chiếu. Khi mua bê tông tươ từ các công ty, khách hàng sẽ có phiếu mua hàng trên đó thể hiện thông tin về cấp phối bê tông để khách hàng đối chiếu với mẫu bê tông.
– Bê tông tươi tiện lợi, kịp thời: không tốn mặt bằng tập kết nguyên liệu rất tiện lợi cho các công trình nhỏ, hẹp, dân đông đúc. thời gian thi công nhanh, không tốn nhiều thơi gian.
– Bê tông tươi đáp ứng yêu cầu đặc biệt: bằng cách trộn vào hỗn hợp bê tông các phụ gia để tạo thành sản phẩm có tính năng vượt trội như: khả năng chống thấm, đông kết nhanh và đạt mác siêu cao lên đến mác bê tông 450, 500.
– Bê tông tươi không xảy ra nhiều rủi ro trong khi thi công vì được trộn bằng máy và đẩy bê tông tươi lên tới công trình bằng máy bơm bê tông nên không cần khuân vác, kéo ròng rọc bê tông như trộn thủ công.
– Ứng dụng rộng rãi: sử dụng phù hợp cho tất cả các công trình từ thành thị đến nông thôn, kể cả vùng sâu vùng xa.
Quy trình sản xuất bê tông tươi
Để tạo ra những sản phẩm bê tông chất lượng tốt cần phải có một quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Mọi công đoạn sản xuất đều phải được thực hiện cẩn thận từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến tỷ lệ phối trộn và cuối cùng là phối trộn. Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu trước khi trộn
Các vật liệu trộn bao gồm: Cát, đá dăm, xi măng, sỏi, nước, một số chất phụ gia chuyên dụng.
Các vật liệu được rửa sạch đảm bảo chất lượng bê tông sau khi trộn.
Vật liệu được cân theo đúng tỷ lệ loại bê tông và trọng lượng của mẻ trộn.
Ví dụ: bê tông thương phẩm mác 250 sẽ có tỷ lệ xi măng ít hơn so với bê tông thương phẩm mác 350.
Bước 2: Chuẩn bị trộn bê tông
Sau khi đã xác định rõ khối lượng các vật liệu cần sử dụng. Tiến hành tập kết các vật liệu theo quy định tại máng chứa cốt liệu.
Bước 3: Tiến hành trộn
Cho nguyên liệu và phụ gia theo tỷ lệ chuẩn vào máy trộn và trộn đều
Bước 4: Sau khi nhào trộn xong phải kiểm tra hỗn hợp bê tông có đảm bảo chất lượng hay không, nếu đạt mới được phép đưa ra thị trường, nếu không đạt phải trộn lại.
Tiêu chuẩn về bê tông tươi cần lưu ý
Tiêu chuẩn về vật liệu
Xi măng
Trước khi trộn, phải kiểm tra chất lượng xi măng theo TCVN 6016- 1995 (TSO-9587: 1989 (E))- Xi măng và TCVN 6017- 1995 (ISO-9587: 1989 (E))- Xi măng.
Cốt liệu
Cốt điệu được dùng phù hợp theo TCVN – 1770 – 86 và TCVN – 1771 – 86 tiêu chuẩn về cát sỏi, đá xây dựng. Cần có một hệ thống sàng rửa để đảm bảo đúng các yêu cầu chất lượng về bảo dưỡng bê tông trong quá trình thi công. Khi chứa cần tính toàn ra lượng dự trữ tối thiểu.
Nước trộn bê tông
Nước trộn bê tông đáp ứng theo tiêu chuẩn TCVN – 4506 -87. Nếu là nước sạch được cấp trong thành phố, phải tiến hành thí nghiệm nước đạt các chỉ tiêu theo TCVN – 4506 – 87 nước cho bê tông và vữa yêu cầu kỹ thuật.
Phụ gia
Các chất liệu phụ gia trong bê tông cần phải đạt chứng chỉ chất lượng. Điều này cần làm thí nghiệm kiểm chứng, đảm bảo phụ gia đạt chứng chỉ giúp tường bê tông cốt thép có khả năng chịu tải chuẩn và sử dụng được bền lâu hơn.
Độ sụt bê tông
Độ sụt bê tông chính là sai số sụt cho phép phải phù hợp với các thiết bị thi công, kết cấu bê tông, cấu kiện. Và tính chất bề mặt của bê tông do khách hàng quy định đối với người sản xuất.
Nếu sai số sụt không được khách hàng quy định, sẽ sử dụng sai số sụt theo bảng sau:
Độ sụt yêu cầu | Sai số độ sụt cho phép |
Từ 50 – 100mm | ± 20mm |
Lớn hơn 100mm | ± 30mm |
Nhà sản xuất bê tông sẽ có trách nhiệm đảm bảo độ sụt ở chân công trình theo đúng yêu cầu bên mua hàng. Hỗn hợp bê tông được tạo ra cần đưa vào sử dụng trong 30 phút. Kể từ lúc bê tông được đưa đến công trình hoặc sau lần hiệu chỉnh độ sụt ban đầu.
Tiêu chuẩn về thành phần hỗn hợp
Phương án 1: Người sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm tuyệt đối trong việc chọn thành phần các vật liệu hỗn hợp. Đảm bảo sao cho đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Phương án 2: Khách hàng sẽ đảm nhiệm vai trò chính trong việc chọn thành phần nguyên liệu bê tông. Người sản xuất cần đảm bảo sản xuất sao cho đúng thành phần họ đã chọn.
2 bên sẽ thỏa thuận thống nhất về cách nhận biết với bê tông để tránh nhầm lẫn khi nhận bê tông tại công trình.
Kinh nghiệm đổ bê tông tươi
Bê tông tươi được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Tuy nhiên, dù bê tông tươi có phổ biến và tốt đến đâu thì trong quá trình thi công cũng cần đảm bảo về quy trình thì mới đảm bảo được chất lượng. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số kinh nghiệm thực tế khi đổ bê tông tươi nhé
- Kiểm tra khung đổ bê tông: Kiểm tra hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn.
- Chiều cao rơi tự do của bê tông: Khoảng cách từ miệng ống đổ bê tông đến mặt sàn cần đổ bê tông không quá 1,5m
- Nên đổ bê tông từ xa về gần, từ trong ra ngoài, từ cao xuống thấp
- Khoảng cách thời gian đổ bê tông của xe trước và xe sau cách nhau < 30 phút để đảm bảo chất lượng và bề mặt bê tông.
- Đối với bê tông móng cần có nền đất cứng trước khi đổ bê tông
- Đối với bê tông cột nên đổ bê tông liên tục ko ngưng giữa chừng
- Đối với bê tông sàn cần kèm theo đầm dùi để trong quá trình đổ bê tông sao cho đạt được độ dày mong muốn.
Ứng dụng của bê tông tươi trong xây dựng nhà ở
Bê tông tươi hiện nay thường được sử dụng đổ móng, sàn, trần trong cách công trình xây dựng nhà ở.
Việc lựa chọn loại mác bê tông để sử dụng vào móng sàn hay trần nhà sẽ tùy thuộc vào ứng dụng của công trình đó.
Thông thường đổ bê tông tươi mác 200 và 250 với độ sụt 10 ±2 cho móng và sàn, độ sụt bê tông 12±2 cho đổ trần nhà hoặc tầng cao.
Cách tính khối lượng bê tông bằng cách lấy diện tích cần đổ bê tông chia cho độ sụt (bề dày) bê tông sẽ ra được khối lượng bê tông cần đổ.
Một số câu hỏi của khách hàng về bê tông tươi
- Giá bê tông tươi bao tiền một khối
Trả lời: Trên thị trường giá bê tông tươi dao động từ 1.030.000 VNĐ/m3 tùy từng loại mác bê tông và tại thời điểm khách hàng đổ sẽ có sự chênh lệch.
- Có bao nhiêu loại bê tông tươi
Trả lời: Bê tông tươi được phân loại dựa trên mác bê tông. Hiện nay mác bê tông dao động từ 100 đến 600. Tùy theo quy mô, tính chất của từng loại công trình mà chọn loại bê tông thương phẩm phù hợp.
- Một khối bê tông tươi nặng bao nhiêu kg
Trả lời: Theo tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam thì trọng lượng cho 1m3 bê tông tươi nặng 2 tấn 600 kg.
- Cách xử lý khi đổ bê tông gặp trời mưa
Trả lời: Trước khi đổ bê tông cho móng, sàn, trần chúng ta cần xem phong thủy và dự báo thời tiết, vì nếu trong quá trình đổ bê tông mà gặp mưa nhỏ sẽ không đáng ngại nhưng gặp mưa lớn sẽ gây thiệt hại vì thế bạn nên có sự chuẩn bị khác nữa để hạn chế việc gặp rủi ro như sau:
– Chuẩn bị vật dụng che chắn mưa như: bạt. và kiểm tra hệ thống thoát nước khi trường hợp mưa lớn.
– Nếu mưa nhỏ có thể đổ bê tông tiếp. Nhưng nếu mưa lớn nên ngừng thi công vì sự an toàn về người và tài sản.
– Kiểm tra mạch ngừng bê tông thật kỹ để khi đổ bê tông tươi lớp sau phải dính liên kết với lớp trước.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp khách hàng có thêm kiến thức về bê tông tươi, hiểu về các tiêu chuẩn bê tông, quy trình thực hiện đổ bê tông tươi và ứng dụng của bê tông tươi trong các công trình xây dựng nhà ở.