Giải pháp chống thấm tường nhà triệt để đơn giản, dễ làm

Chống thấm tường nhà là công việc quan trọng cần lưu ý khi thi công công trình xây dựng. Bởi tường nhà bị ảnh hưởng do tiếp xúc trực tiếp với môi trường nắng mưa liên tục dẫn đến dễ bị thấm dột, ẩm mốc, hỏng hóc nghiêm trọng nếu không chống thấm cẩn thận ngay từ ban đầu.

Chính vì tính quan trọng chống thấm nên hôm nay MaxHome sẽ gợi ý một vài giải pháp chống thấm hiệu quả đang được các kỹ sư áp dụng trong quá trình xây nhà trọn gói cho khách hàng.

Tại sao phải chống thấm tường nhà

Chống thấm tường nhà sẽ giúp công trình giảm được những hậu quả của việc thấm dột như:

– Ẩm mốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe: khi tường bị ẩm mốc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, thuận lợi để nấm mốc phát triển, nếu hít phải dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang, nấm da,…

– Nguy cơ tiềm ẩn việc cháy nổ: các thiết bị điện âm tường nếu bị ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng, làm giảm độ bền của các vật dụng điện tử trong nhà tivi, tủ lạnh, máy giặt,…

– Công trình xuống cấp nhanh chóng: các vết bong tróc, nứt của bê tông. Là dấu hiệu cảnh báo công trình nhà bạn đang xuống cấp và ẩn chứa các nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm khó lường.

– Làm mất tính thẩm mỹ của công trình: những vết rạn nứt bê tông, vết ố vàng, rêu mốc sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình

Nguyên nhân gây ra thấm tường nhà

Tường nhà bị thấm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ khách quan đến chủ quan. Một số nguyên sau là phổ biến gây ra hiện tượng thấm dột tường nhà:

Công ty chống thấm tường nhà Uy Tín

Xi măng bản chất là hút nước mạnh và có khoảng cách giữa các hạt (mao quản) đường kính khoảng 20 – 40 micromet, do vậy khi trời mưa nhiều, mưa sẽ tiếp xúc với bề mặt tường và dần ngấm vào các khe hở mao quản gây ra hiện tượng ngấm tường nhà.

– Vị trí ống thoát nước cũng ảnh hưởng tới việc chống thấm tường nhà. Do vậy khi thi công cần lưu ý vị trí các ống thoát nước không quá sát tường nhà. Bởi, nước và hơi ẩm từ nơi này có thể xâm nhập vào bên trong tường theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường. Khi quá trình này xảy ra trong một thời gian dài tường sẽ xuất hiện những mảng loang lổ và lớp sơn bị xuống cấp.

– Sau một thời gian xây dựng, tường sẽ xuất hiện những vết nứt, bong tróc. Điều này khiến cho nước và hơi ẩm càng dễ thẩm thấu vào bên trong hơn. Nhất là vào mùa mưa, tình trạng này sẽ diễn ra càng trầm trọng hơn.

– Trong quá trình xây dựng, sử dụng nguyên liệu bê tông và vữa xi măng không đúng quy chuẩn. Điều này khiến cho các viên gạch, bê tông xuất hiện các lỗ rỗng, nước thấm vào tường nhanh hơn.

– Do công trình không sử dụng phương pháp chống thấm, chống dột ngay từ khâu xây dựng.

Chống thấm tường trong nhà

Với các công trình đang trong quá trình xây dựng hoặc mới xây cần thực hiện chống thấm để hạn chế sự cố thấm dột tường nhà sau này. 

Kỹ thuật chống thấm tường trong nhà mới xây 

Đối với tường nhà mới xây, việc chống thấm trong nhà, chống thấm vách tường sẽ dễ dàng hơn bởi khi này tường mới chưa xuất hiện các vết chân chim hoặc bong tróc sơn. Lúc này để chống thấm chúng ta chỉ cần: chuẩn bị bột trét tường, sơn lót,… và các dụng cụ chuyên dùng như chổi quét sơn và xử lý theo các bước:

Bước 1: dùng bột trét tường phủ kín bề mặt của nơi cần chống thấm.

Bước 2: làm phẳng và láng bề mặt tường, dùng dụng cụ chuyên dùng phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn phun chống thấm tường sau đó đợi sơn khô lại.

Cách chống thấm tường trong nhà cũ

Đối với tường trong nhà cũ quá trình chống thấm phải cẩn thận hơn. Khi xử lý chống thấm nhà cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc, rồi vệ sinh những chỗ bị thấm

Bước 2: Tìm những kẽ hở, vết nứt bị co giãn do vật liệu xây dựng lâu ngày.

Bước 3: Trám những vết hở này lại bằng keo chuyên dụng đàn hồi, hồ vữa với tường nội thất. Sử dụng bột chuyên trét tường dành cho tường ngoại thất

Bước 4: Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm để xử lý. Phải đảm bảo bề mặt sơn sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm của tường nhỏ hơn 16%.

Khi xử lý bằng sơn chống thấm, bạn lưu ý phải làm sạch tường cũ. Nếu không, lớp sơn mới sẽ không bám chặt và không đảm bảo chất lượng.

Chống thấm chân tường nhà và nhà vệ sinh

Chân tường là nơi giao nhau giữa tường và sàn nhà. Khi chân tường bị thấm, mốc, rêu, bong tróc lở sơn vừa gây mất mỹ quan của căn nhà còn có nguy cơ bị sập vì phần móng ở tường yếu. Vì vậy việc chống thấm chân tường nhà là hết sức quan trọng. Các cách chống thấm chân tường nhà như sau:

– Chống thấm bằng sơn MaxHome: Loại bỏ lớp sơn ngoài của tường cần chống thấm và lăn phủ lớp hỗn hợp vừa pha trộn đó lên tường. Đợi khô rồi tiến hành sau tường lại như bình thường. 

– Sử dụng vữa rót chảy: Những người thợ sẽ đục một khe rãnh dài theo chiều dài bức tường, cách bức tường từ 1-2cm và sâu tối đa 30cm tùy theo tình trạng thấm nước của tường. Sau đó người thợ thi công sẽ cho bê tông vữa tự chảy vào rãnh trên, giống như tạo ra một chân móng mới. Xi măng sẽ hút nước và se khít các vết nứt. Tuy nhiên lại có tác dụng phụ đó là nguy cơ tường bị sụt, bị lún.

Chống thấm tường ngoài trời

Tường ngoài trời là khu vực cần chống thấm kĩ càng và tỉ mỉ nhất, bởi đây là vùng tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây thấm.

Chống thấm tường ngoài trời cho nhà mới xây

Việc thi công chống thấm tường nhà ngoài trời phức tạp hơn – nguy hiểm hơn cho các đơn vị thi công.

Ưu điểm : Tường rất phẳng và sạch. Các cửa sổ và ban công vẫn thông thoáng cho bạn đặt thiết bị thang dây treo…

Trình tự các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Làm sạch bề mặt

Để chống thấm tường ngoài trời cần loại bỏ sần sùi, sạch cát mịn, trên tường (Bước này có thể có hoặc không). Tường phải đảm bảo khô, để các vật liệu chống thấm bám dính tốt.

Bước 2: Phun lớp lót chống thấm

Trước khi phun chống thấm tường nhà ngoài trời, bạn nên phủ một lớp lót để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường và vật liệu chống thấm.

Bước 3: Thi công chống thấm tường nhà mới xây

Có rất nhiều phương pháp để thi công cho lúc này. Bạn có thể lựa chọn:

  • Phun chống thấm tường bằng dung dịch phun gốc silicat, gốc bitum…
  • Trát lại bề mặt bằng vữa chống thấm chuyên dụng nếu tường nhà đã quá xuống cấp.
  • Sử dụng sơn chống thấm chuyên dụng để tạo lớp ngăn nước hữu hiệu cho tường ngoài trời.

Cách chống thấm tường cũ ngoài trời

Đối với tường cũ trước khi chống thấm cần tiến hành xử lý: nấm mốc, trát vá lại tường….

sau đó chống thấm theo quy trình sau:

Bước 1: Vệ sinh, tái tạo lớp bề mặt ngoài nhà cũ

Mặt tường ngoài của các nhà cũ không tránh khỏi việc bong tróc sơn sau nhiều năm sử dụng: một vài vết nứt hay vết lõm do nở vật liệu… Cũng có thể do tác động ngoại cảnh tạo ra việc xứt mẻ tường, khi đó để chống thấm tường nhà cũ ngoài trời cho khu vực này cần phải tái tạo lại bề mặt bằng cách:

  • Loại bỏ hoàn toàn những lớp sơn – ve cũ bị bong. Các mảng vữa liên kết yếu. Sử dụng chổi sắt, bay cạo hay máy đánh bề mặt có ráp sắt để quét sạch lớp này đi.
  • Trám vá lại các điểm tường bị nứt rãnh bằng các loại như keo silicon. Hoặc thanh thủy trương hay những vật liệu phù hợp với độ rộng của vết nứt.
  • Trát lại những điểm tường bung nở nhiều. Tạo mặt phẳng tốt nhất cho việc thi công chống thấm. Và cũng tái tạo lại mặt thẩm mỹ cho tường nhà, tránh bị đọng nước.

Bước 2: Phun lót chống thấm

Phun chống thấm tường phủ một lớp lót để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường cũ và vật liệu chống thấm. 

Bước 3: Thi công chống thấm

Có rất nhiều phương pháp để thi công cho lúc này. Bạn có thể lựa chọn:

  • Chống thấm bằng dung dịch phun gốc silicat, gốc bitum…
  • Trát lại bề mặt bằng vữa chống thấm chuyên dụng nếu tường nhà đã quá xuống cấp
  • Sử dụng sơn chuyên dụng để tạo lớp ngăn nước hữu hiệu cho tường ngoài trời…

Cách chống thấm tường nhà khi bị nứt nẻ ở khe tiếp giáp hai  nhà

Chống thấm vách tường chính là chống thấm khe tường giữa 2 nhà (chống thấm nhà liền kề)

Để chống thấm nhà liền kề, bạn tiến hành theo một số phương pháp dưới đây:

Xử lý khe hở bằng máng xả nước

Tường liền kề giữa 2 nhà có khoảng trống nhỏ và đó là vị trí mà mà nước sẽ ngấm vào. Để chống thấm vách tường, phương pháp hiệu quả nhất là thiết kế máng tôn ngăn nước chảy xuống thấm vào tường.

Tại vị trí tiếp giáp giữa 2 khe tường, đặt 1 miếng tôn ghim cố định dọc theo khe tường. Nước sẽ bị ngăn lại bởi máng tôn này, qua đó ngăn chặn nước ngấm vào giữa 2 khe tường.

Chống thấm ngay khi bắt đầu xây dựng

Trong quá trình thi công, ở vị trí tiếp giáp liền kề, bạn sử dụng gạch đặc, vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.

Trong trường hợp nhà bạn thi công trước, bạn hoàn toàn có thể trát lớp tường bảo vệ phía bên ngoài qua đó khả năng chống thấm vách tường nhà bạn sẽ cao hơn. Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài, bạn có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công cho lớp tường bên ngoài.

Chống thống ngược cho tường trong nhà liền kề

Khi không thể tiến hành chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà từ khi xây mới. Thì phương pháp chống thấm ngược sẽ được cân nhắc nhiều nhất.

– Đối với nhà mới xây: khi xây gạch xong không trát tường mà tiến hành thực hiện phun chống thấm tường, chống thấm ngược.

– Đối với nhà cũ: Khi bị thấm phải đục bỏ phần tường phía trong, sau đó xử lý chống thấm ngược rồi trát lại mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Cách chống thấm vết nứt trên tường.

Tường nhà bị rạn, nứt là một trong những tình trạng phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt mà chúng ta sẽ có các cách chống thấm khác nhau.

– Nếu tường nhà mới, vết rạn, nứt bé, bạn có thể chỉ cần dùng keo chống thấm tường chuyên dụng để trám vết nứt.

– Đối với những nhà cũ, vết rạn, nứt lớn, bạn cần phải lưu ý vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn và tường trước khi thi công, ta làm theo các bước:

Bước 1: tiến hành đục rộng và sâu 3-4cm xung quanh vị trí vết nứt trên tường

Bước 2: Xịt phụt rửa sạch sẽ

Bước 3: Dùng vật liệu chuyên dụng trét kín vết nứt

Bước 4: Phủ màng chống thấm co giãn lên bề mặt

Lưu ý: Đối với các hạng mục trong nhà, có thể phủ lớp vữa bảo vệ (nhão) dày khoảng từ 03mm đến 10mm tùy theo yêu cầu. Sau khoảng thời gian 12 giờ cần bảo dưỡng bằng nước để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Những vật liệu chống thấm tường nhà được sử dụng phổ biến hiện nay

Ngày nay chống thấm tường nhà là một công việc quan trọng trong thi công xây dựng. Tất cả các công trình đều yêu cầu thực hiện chống thấm để đảm bảo tính ổn định và thẩm mỹ cho công trình. Để đáp ứng nhu cầu chống thấm của con người thì hiện nay có rất nhiều loại vật liệu chống thấm tường. Dưới đây, xin điểm qua một số vật liệu chống thấm được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Sơn chống thấm

Với nhu cầu chống thấm tường ngoài trời thì sơn chống thấm luôn được ưa chuộng và tin dùng. Với sơn chống thấm người ta thường sử dụng khi nhà đang được xây cất để mang lại hiệu quả cao nhất ngay từ đầu. Không những thế, việc sử dụng sơn ngay từ đầu giúp đem lại tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà..

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sơn chống thấm khác nhau như:

Sơn chống thấm MaxHome (MH270)

Đây là sản phẩm chống thấm đặc biệt gốc bitum, đàn hồi co giãn, được trộn với phụ gia có khả năng chống thấm, chống kiềm muối và bám dính tối ưu.

Đặc biệt: Sản phẩm không chứa chì và thuỷ ngân. 

Các bước thực hiện thi công sơn chống thấm PU MH270

Bước 1:

Thi công lớp lót MH270 lên bề mặt bê tông khô bằng cọ hoặc bằng cách phun.

Mật độ thi công khoảng 0,8 – 1kg/m2 cho lớp lót.

Bước 2: Để cho lớp lót khô hoàn toàn (khoảng 12 giờ ở 30oC), sau đó, thi công lớp thứ hai MH270 trộn cùng 10 – 20% cát khô hoặc xi măng PC40 với mật độ tiêu thụ khoảng 0,8 – 1kg/m2.

Bước 3: Thi công kết nối bằng MH270

– Lớp kết nối thứ nhất:

Trộn MH270 với nước theo tỉ lệ 1:1 và hoà đều. Sau đó, tiếp tục cho xi măng vào hỗn hợp MH270 và nước theo tỉ lệ 4:1:1 được hỗn hợp hồ dầu.

Quét hỗn hợp kết nối hồ dầu lên lớp MH270 trên cùng sau khi chờ đủ thời gian hoặc cho đến khi MH270 khô hoàn toàn (4 – 5 giờ) với mật độ tiêu thụ 0,25 lít/m3.

Hoàn thiện vữa chống thấm MH270 bằng phương pháp xoa nền. Nếu không thể xoa phẳng bề mặt thì xoa đều bằng bay thép.

– Lớp kết nối thứ hai:

Phủ lớp vữa bảo vệ bằng hỗn hợp xi măng – cát và hỗn hợp MH270 – nước.

Trộn xi măng – cát theo tỉ lệ 1:3, sau đó trộn tiếp MH270 với nước theo tỉ lệ 1:3 rồi trộn hai hỗn hợp đều với nhau cho đến khi đạt độ dẻo yêu cầu đối với thi công chống thấm.

Thi công bằng tay khi lớp hồ dầu MH270 còn ướt, làm phẳng bề mặt bằng bay.

Sản phẩm hiện có giá dao động: 2.625.000 VNĐ/ Thùng 18 lít

Ngoài ra bạn có thể sử dụng rất nhiều loại sơn chống thấm: Dulux, Jotun, Kova, Polyurethane,…

Chống thấm tường nhà bằng Sika

Với khả năng đàn hồi và bám dính tốt, Sika mang lại khả năng chống thấm tốt cho những ngôi nhà có vết rạn nứt lớn mà với sơn chống thấm khó mà xử lý chống thấm được. Với thành phần cấu tạo an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, Sika khiến nhiều người yên tâm lựa chọn và sử dụng để chống thấm cho công trình của mình.

Keo chuyên chống thấm tường

Với những vách sân thượng hay ban công,…thì công dụng của keo dán chuyên chống thấm cũng không thua kém gì với các loại sơn chống thấm hay sika chống thấm chuyên dụng khác.

Chống thấm tường để đạt hiệu quả tốt nhất bạn cần xem xét kỹ tình trạng thấm, vị trí để lựa chọn phương pháp và vật liệu chống thấm phù hợp.

Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm kiến thức về cách chống thấm các vị trí trong nhà như nào và biết cách lựa chọn vật liệu phù hợp nhất. Nếu bạn muốn công trình của gia đình được đảm bảo có thể tìm và thuê những đơn vị chống thấm uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ