Dầm chính dầm phụ là gì? Sự khác biệt giữa dầm chính và dầm phụ

Dầm nhà có ảnh hưởng rất lớn đến kiến trúc và kết cấu của ngôi nhà. Dầm được chia thành hai loại là dầm chính và dầm phụ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người không hiểu rõ chức năng của hai khái niệm này. Vậy phân biệt chúng như nào, hãy cùng MaxHome theo dõi bài viết sau đây:

Dầm là gì? Công dụng của dầm

Dầm được hiểu theo cách đơn giản nhất là thanh ngang hoặc nghiêng, dùng để chịu lực các bộ phận phía trên như sàn, tường, mái.

Tùy vào chức năng và nhiệm vụ trong kết cấu xây dựng mà dầm được chia làm 2 loại là dầm chính và dầm phụ

– Dầm chính: là thanh dầm chịu lực chính trong kết cấu nhà. Được thiết kế theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Hai đầu dầm sẽ được nối liền với hai đầu cột, thiết kế gác lên chân cột hay vách tường.

– Dầm phụ: được cấu tạo bằng bê tông cốt thép và khung thép định hình. Tuy nhiên, kích thước nhỏ nhiều hơn so với dầm chính. Dầm phụ được dùng để làm giằng, đặt vuông góc với dầm chính. Hai đầu dầm sẽ được đặt lên tường nhà vệ sinh hoặc tương lô gia. Lưu ý, dầm phụ sẽ không đặt lên trên các cột. Việc thiết kế dầm phụ cần phải tính toán kỹ lưỡng để truyền tải lực mà không gây lãng phí.

Dầm nhà có thiết kế chắc chắn nhằm chịu được lực uốn. Bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được khi xây dựng các công trình. Nhất là khi thi công dầm sàn, dầm cầu, dầm mái nhà…

Nếu như dầm chính có tác dụng nâng đỡ tấm sàn. Thì dầm phụ sẽ làm nhiệm vụ chia sẻ tải trọng với dầm chính. Tùy thuộc vào thiết kế công trình như thế nào mà sẽ có cách phân chia số lượng dầm chính và dầm phụ cho thật hợp lý.

Việc xác định dầm chính và dầm phù sẽ giúp kỹ sư có thể lựa chọn được kích thước, độ cứng. Xác định chính xác vai trò của dầm nhà để chọn tiết diện phù hợp. Theo đó, dầm nhà nhà chịu tải trọng lớn hơn thì sẽ có kích thước lớn hơn và ngược lại.

Phân loại các loại dầm phổ biến hiện nay

Có khá nhiều cách để phân biệt các loại dầm. Dưới đây là 3 cách phổ biến nhất:

– Dựa trên sơ đồ kết cấu:

  • Dầm đơn giản
  • Dầm liên tục
  • Dầm có mút thừa
  • Dầm console

– Dựa trên công dụng

  • Dầm sàn
  • Dầm cầu
  • Dầm cầu chạy
  • Dầm cửa van

– Dựa trên hình dáng

  • Dầm thép chữ I
  • Dầm thép chữ U
  • Dầm thép chữ V
  • Dầm thép chữ H
  • Dầm thép chữ L
  • Dầm thép chữ Z
  • Dầm thép chữ C
  • Dầm chữ nhật 

Phân biệt dầm chính và dầm phụ

Sự khác biệt giữa dầm chính và dầm phụ được thể hiện ngay ở tên gọi và chức năng của chúng. Hiểu một cách đơn giản, càng chịu lực nhiều thì đó sẽ gọi là dầm chính. Còn dầm phụ có kích thước nhỏ hơn, đóng chức năng hỗ trợ để chia sẻ tải trọng với dầm chính.

Dầm phụ tuy được thiết kế với số lượng ít, nhằm chia sẻ lực nâng đỡ và lực uốn nén với dầm chính. Tuy nhiên, đây là bộ phận không thể thiếu được đối với mỗi công trình. Việc phân chia tỷ lệ và tiết diện dầm chính và dầm phụ như thế nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thực tế. Nhưng vẫn phải đảm bảo được số lượng tối thiểu và khả năng chịu lực của kết cấu.

Tiêu chí

Dầm chính

Dầm phụ

Kích thước Lớn Nhỏ
Số lượng Nhiều, giữa 2 nhịp dầm chính sẽ có một dầm phụ Ít, đặt xen giữa hai dầm chính
Vị trí Đặt nằm dọc hoặc nằm ngang, nối liền hai đầu cột để gác lên chân cột hoặc vách tường Đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng, đặt trên tường nhà vệ sinh hoặc tường lô gia
Vai trò Bộ phận chính nâng đỡ tấm sàn, chịu lực uốn, lực mômen Chia nhỏ lực nâng tấm sàn với dầm chính, đóng vai trò như dầm cấu tạo chịu uốn nén, hạn chế tính trạng uốn cong dầm chính.

Kinh nghiệm bố trí dầm nhà

Khi bố trí thép dầm cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau sao cho phù hợp và chuẩn kỹ thuật:

– Đường kính của dầm dọc: Đường kính của cốt thép dầm nên giao động trong khoảng 12 – 25mm, dầm chính tối đa 32mm, không nên chọn hơn 3 loại dầm kích thước khác nhau để tránh xung đột khả năng chịu lực.

– Lớp bảo vệ dầm: 

  • Cốt thép chịu lực: Bản và tường chiều dày từ 100m trở xuống Co=10mm – 15mm. Chiều dày > 100mm thì Co=15mm – 20mm. Dầm và sườn có chiều cao < 250mm thì Co=15mm (20mm), từ 250mm trở lên thì Co= 20mm
  • Cốt thép cấu tạo và cốt thép đai: Độ cao tiết diện < 250mm thì Co=10mm (15mm), từ 250mm trở lên thì Co= 15mm

– Khoảng hở yêu cầu của cốt thép dầm: Khoảng hở của 2 đầu cốt thép phải lớn hơn đường kính của cốt thép lớn, bố trí cốt thép thành nhiều hàng, không để cố thép hàng trên vào khe hở của hàng dưới.

– Nguyên tắc giao nhau: Đặt cốt thép phía trên dầm thành 2 hàng với khoảng cách đủ để cốt thép phía trên của dầm chính nằm giữa 2 hàng đó.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dầm chính dầm phụ là gì, vai trò và cách phân biệt chúng. Nếu bạn đang muốn tư vấn về thi công xây nhà trọn gói hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ