Dầm nhà là gì? Kích thước, cấu tạo, cách bố trí dầm hợp phong thủy

Dầm nhà là gì?

Dầm nhà là thanh chịu lực nằm ngang hoặc nằm nghiêng để đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên. 

Dầm nhà có chức năng bảo vệ, chịu các sức ép của toàn bộ khối lượng ngôi nhà, đồng thời giúp truyền tải trọng, chịu lực, phân tán lực đều lên từng bộ phận khác của ngôi nhà như sàn, vách, cột.

Hệ dầm là gì?

Hệ dầm là kết cấu không gian bao gồm dầm chính, phụ bố trí thẳng góc với nhau. Có 3 loại hệ dầm chính là:

  • Hệ dầm đơn giản: được bố trí song song với cạnh ngắn của ô sàn. Bản sàn sẽ có chức năng tương tự với bản kê 2 cạnh.
  • Hệ thống dầm phổ thông: Gồm 2 hệ thống dầm đặt vuông góc với nhau và song song với 2 cạnh của ô bản. Trong đó, bản sàn sẽ có chức năng tương đương với bản kê 4 cạnh. Chúng ta sử dụng dầm phổ thông khi: L x B <= 36 x 12m, sàn chịu tải q <= 3000 daN/m2
  • Hệ dầm phức tạp: Thường sử dụng khi sàn phải chịu tải trọng lớn hơn 3000 daN/m2 (Chú thích: 1DaN = 0,98kg = 980g).

Công dụng của dầm nhà

Công dụng chính của dầm nhà để đỡ các tấm sàn, mái nhà và tường ngăn cách phía trên. Ngày nay, vật liệu phổ biến dùng làm dầm ngang là bê tông cốt thép, thép hình (chữ I, chữ L, chữ U,..). Trong cách ngôi nhà cấp 4 bằng gỗ, hoặc biệt phủ, biệt thự sân vườn trước kia thường sử dụng dầm gỗ.

Các liên kết và kích thước dầm

Các loại liên kết dầm nhà

Liên kết chồng: làm tăng chiều cao của hệ sàn, trong đó các bản sàn chỉ được gối lên hai cạnh vậy nên khả năng chịu lực không cao.

Liên kết bề mặt: mục đích giảm chiều cao của kiến trúc hệ sàn hoặc nhằm tăng chiều cao dầm. Độ cứng và khả năng chịu lực của sàn cao hơn bởi vì các bản sàn được gối lên bốn cạnh

Liên kết thấp: Khả năng chịu lực và độ cứng thấp bởi các bản sàn chỉ được gối lên hai cạnh

Chiều cao của dầm nhà

Chiều cao của dầm nhà sẽ chịu ảnh hưởng bởi chiều dài (nhịp dầm). Công thức tính chiều cao của dầm: hmin < h < hmax. Trong đó:

hmin: chiều cao đảm bảo cho dầm đủ độ cứng, có nghĩa là độ võng của dầm không vượt quá độ võng của giới hạn.

hmax: chiều cao lớn nhất của dầm

* Lưu ý: h càng gần hkt càng tốt. Với hkt là chiều cao tương ứng với lượng thép ít nhất

Chiều dài của dầm nhà là bao nhiêu

  • Nếu xét về toán học, chúng ta tính theo nhịp bản sàn l = L
  • Các loại sàn thông thường có l £ 18m
  • Nếu bản sàn nhỏ thì dùng dầm thép hình
  • Nếu bàn sàn lớn thì dùng dầm tổ hợp

Khoảng cách và kích thước của dầm nhà là bao nhiêu

Khoảng cách của dầm nhà được tính dựa trên khoảng cách của các cột trong nhà, phụ thuộc vào các yếu tố như tải trọng, công năng và số tầng của ngôi nhà. Hiện nay chúng ta thường áp dụng khoảng cách như sau:

  • Dầm cho nhà 2 tầng thường có chiều cao ~ 30cm
  • Dầm cho nhà 3 tầng thường có chiều cao ~35cm
  • Dầm cho nhà 4,5 tầng thường có chiều cao từ 35-40cm

Phân loại dầm nhà

Theo chức năng

Tùy vào nhiệm vụ và chức năng mà dầm được chia thành dầm chính và dầm phụ

Dầm chính

Dầm chính là thanh chịu lực chính của ngôi nhà, thường nằm dọc hoặc ngang, hai đầu dầm được đặt nối liền với hai đầu cột, gác lên chân cột hoặc vách. Dầm chính có kết cấu vững chắc để chịu các loại lực uốn cong. Dầm chính thường có kích thước lớn hơn so với các loại dầm khác.

Dầm phụ

Dầm phụ có kết cấu từ bê tông cốt thép và thép định hình, kích thước nhỏ hơn dầm chính và được đặt vuông góc với dầm chính để làm giằng. Dầm có chức năng phân chia tải trọng với dầm chính nhằm chia nhỏ kích thước tấm sàn, chia nhỏ lực để khiến cho lực nâng đỡ được chắc chắn hơn. 

Theo chất liệu

Dầm bê tông, cốt thép

Đây là loại dầm có cấu kiện chịu uốn chủ yếu tốt và chịu nén nhưng độ chịu nén thấp hơn so với chịu uốn. Dầm bê tông cốt thép làm từ khung cốt thép và bê tông. Cốt thép trong dầm gồm 4 loại cốt : cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên.

Dầm thép

Đây là loại dầm có kết cấu xây dựng đơn giản nhất trong các hệ thống dầm. Do đó, chi phí để tạo ra dầm thép rất thấp. Loại dầm này được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong xây dựng.

Cách đổ bê tông dầm sàn

Quá trình đổ bê tông dầm sàn bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau để đảm bảo dầm và sàn đúng với kích thước đề ra cùng với độ bền và độ chính xác cao.

Kỹ thuật đổ dầm

Trong xây dựng nhà ở dân dụng, khi đổ bê tông dầm thì thợ cần chú ý để chiều cao dầm không vượt quá 50cm, người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Tùy từng trường hợp ta có thể tăng chiều cao dầm lên đến 80cm hoặc hơn 80cm, đổ bê tông dầm và bản sàn riêng. Với loại dầm đổ cao thì người ta ko đổ bê tông theo từng lớp một suốt chiều dài, mà đổ dạng bậc thang, đoạn một chừng 1m.

Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, cần chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm từ 3 – 5cm, phải dừng lại 1 – 2 giờ để bê tông có thời gian co ngót rồi mới đổ tiếp dầm và bản sàn.

Kỹ thuật đổ sàn

Nguyên tắc đổ bê tông sàn là thực hiện theo hướng thụt lùi, hình thành lớp một, ngăn chặn tình trạng phân tần xảy ra. Chiều dày sàn đổ bê tông thường dày từ 8-10cm,

Mặt sàn sẽ chia ra từng dải để thợ tiến hành đổ bê tông, chiều rộng của mỗi dải là 1-2m. Khi đổ cách dầm chừng 1m, thì khởi đầu đổ dầm, việc thực hiện đổ bê tông vào dầm cách mặt trên của cốp pha sàn chừng 5-10cm, lại tiếp tục đổ tiếp. Lúc đổ bê tông sàn, cần sử dụng cữ để kiểm soát độ cao nếu ko bị rơi tiêu hao. 

Nguyên tắc đổ bê tông sàn sẽ đi từ vị trí xa, tránh ko để nước đọng ở 2 đầu và những góc làm cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. 

Dầm nhà theo phong thủy

Trong phong thủy, dầm nhà được xem là một yếu tố quan trọng quyết định sự ổn định và hạnh phúc của gia đình mỗi người. Do vậy, khi thiết kế cần tránh một số đại kỵ trong phong thủy dầm nhà sau:

Không đặt thẳng giường ngủ

Trong phong thủy nếu như phòng ngủ có dầm ngang đi qua sẽ khiến cho gia chủ luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, làm việc gì cũng hằn học. Dầm ngang dù nằm bất kỳ vị trí nào trong phòng ngủ cũng đều có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.

Không đặt thẳng bếp và bàn ăn

Khi có dầm ngang đi qua phòng bếp là một điều đại kỵ trong sinh hoạt nấu nướng, người đứng bếp cảm thấy rất khó chịu trong người, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tiền bạc của gia chủ và những thành viên trong gia đình.

Không đặt thẳng bàn học và bàn làm việc

Ở góc làm việc hoặc học tập của thành viên trong gia đình nếu như có dầm nhà đi ngang qua sẽ khiến cho tinh thần không được tỉnh táo, suy nghĩ mông lung. Điều này ngăn cản sự sáng tạo, tư duy trong khi học tập và làm việc.

Không đặt phía trên bàn thờ

Tuyệt đối không được để dầm ngang phía trên bàn thờ vì sẽ vi phạm nghiêm trọng phong thủy nhà ở. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tài lộc, may mắn của gia đình, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, bất trắc.

Mọi mặt trong gia đình như kinh tế, sức khỏe, sự nghiệp đều bị ảnh hưởng nếu để cách bố trí này xảy ra.

Cách hóa giải dầm ngang phạm đại kỵ phong thủy

Trong một số trường hợp, bạn không thể di chuyển dầm, thì có thể tham khảo một số cách hóa giải dưới đây:

  • Thiết kế một hệ trần giả để che đi thanh xà
  • Sử dụng màu sơn cho dầm ngang để giảm bớt sát khí điều không may mắn
  • Sử dụng hệ thống đèn lắp đặt dưới dầm
  • Sử dụng vật dụng trang trí decor nhỏ, sáng màu để tạo cảm giác tươi sáng, giảm đi sát khí, nặng nề.

Hy vọng, qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về dầm là gì, các loại dầm, kỹ thuật đổ dầm. Nếu bạn đang còn bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình thi công hoàn thiện ngôi nhà lý tưởng của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất.

 

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ