Khi móng nhà bị yếu, sau một thời gian sử dụng chúng sẽ có những biểu hiện khá rõ ra bên ngoài. Nắm được các dấu hiệu nhận biết sẽ giúp chủ sở hữu có kế hoạch cải tạo nhà kịp thời, hợp lý hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng đến kết cấu chung, cũng như sự an toàn của các thành viên trong gia đình. Vậy các dấu hiệu nhận biết móng nhà yếu là gì? Cùng MaxHome tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây:
Các dấu hiệu nhận biết móng nhà yếu
Tường, cột, trần nhà xuất hiện các vết nứt
Móng nhà yếu là khi sức chịu tải của móng nhà không đảm bảo như dự tính, dẫn đến tường nhà, cột nhà, trần nhà khi đó cũng không chống đỡ được một cách tối ưu, dẫn đến xuất hiện các tình trạng nứt nhỏ.
Bên cạnh đó, móng nhà bị ảnh hưởng là do công trình nằm trong khu vực hạn hán, đất bị nẻ, thiếu nước làm mất đi tính liên kết. Hoặc đất, cát của móng bị rửa trôi sau những trận mưa, lũ khiến cho móng bị yếu đi.
Khung cửa bị cong vênh
Một dấu hiệu khác bạn có thể nhận biết được móng nhà đang bị yếu là phần khung cửa sổ cũng như cửa ra vào xem có bị cong vênh không. Tại các vị trí khung cửa khi xuất hiện các vết nứt có thể nền móng nhà đã bị yếu, gây ra tình trạng lún rồi làm ảnh hưởng đến khung cửa.
Nền nhà nứt, vỡ thành các mảng lớn
Nền nhà nứt, vỡ cũng là một phần dấu hiệu cho thấy một ngôi nhà đang yếu ở phần móng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc đất, cát, đá chưa đủ để lấp đầy phần móng trong khi thi công. Qua thời gian thì bị lún xuống và tạo nên các khoảng trống ở trong móng nhà, làm nền nhà xuất hiện các vết nứt vỡ.
Các nguyên nhân khiến móng nhà bị yếu
Quá trình thi công nền móng không đảm bảo yêu cầu
Khi thi công móng nhà, những yếu tố sau có thể khiến chất lượng công trình không đảm bảo gây ra những hệ lụy về sau:
- Sai sót khi tính toán kết cấu nhà khiến các thông số của móng không đảm bảo về khả năng chịu lực, gây ra tình trạng móng bị yếu.
- Thi công móng nhà không đúng cách.
- Vật liệu làm móng nhà không đảm bảo chất lượng.
Do địa hình, thời tiết,…
Bên cạnh các nguyên nhân do quá trình thi công, những yếu tố bên ngoài như thời tiết, địa hình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng móng nhà.
- Xây nhà ở khu vực có địa hình không bằng phẳng: việc đo đạc, thi công móng nhà trở nên khó khăn, chất lượng khó đảm bảo.
- Thời tiết nắng hạn quá nhiều khiến đất móng mất đi độ ẩm, bị rời rạc – không đảm bảo vững chắc cho nền móng. Ngược lại, nếu mưa lũ quá nhiều đất cát trong móng nhà cũng sẽ dễ bị rửa trôi
Một số lưu ý khi thi công giúp tránh tình trạng móng yếu
Để công trình sau khi đưa vào sử dụng không bị xảy ra móng yếu thì chủ nhà cũng như đơn vị thi công cần lưu ý một số điểm sau:
– Chọn vật liệu làm móng phù hợp, đảm bảo chất lượng, cẩn trọng với các nguyên liệu giá rẻ. Nên chọn các nhà cung cấp có thương hiệu rõ ràng, uy tín lâu năm để đảm bảo yên tâm.
– Tuân thủ quy trình kỹ thuật khi thi công móng nhà
– Xem xét đo đạc kỹ điều kiện địa chất tại khu vực để có phương án thiết kế móng phù hợp.
Khi sử dụng không để ý phát hiện kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng công trình và cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, qua bài viết mọi người hãy lưu ý đến những dấu hiệu nhận biết trên để phát hiện sớm và có hưởng xử lý kịp thời cho móng nhà.