Gạch Block là gì? Ưu nhược điểm – Phân loại – Ứng dụng

Không phải tự nhiên mà gạch Block được xem là loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và được ứng dụng nhiều cho các công trình hiện đại cũng như mang lại tính thẩm mỹ cao. Vậy gạch Block là gì? Nó có ưu điểm gì vượt trội? Bài viết dưới đây Maxhome sẽ đưa ra những thông tin chi tiết về cách phân loại, đặc điểm cũng như tính ứng dụng của gạch Block.

I. Gạch Block là gì?

Gạch block là dòng gạch được sản xuất từ xi măng và một số thành phần khác như: mạt đá, cát đen, cát vàng, đất, xỉ than và xí thải công nghiệp. Gạch không trải qua quá trình nung nóng như các dòng gạch khác mà được nén ép khi sản xuất. Cũng chính vì thế, về bản chất nó thuộc loại gạch không nung. Hiểu một cách đơn giản, gạch block chính là một loại bê tông được sản xuất với một tỷ lệ nhất định. Sau đó, các sản phẩm còn trải qua một quy trình dưỡng hộ, để viên gạch đạt được độ cứng theo tiêu chuẩn. Không phải ngẫu nhiên mà loại gạch đất sét nung ở Việt Nam lại được sử dụng phổ biến như vậy. Lý do là bởi sản phẩm này được cấu tạo từ những nguyên liệu tự nhiên dồi dào, sẵn có và giá thành khá hợp lý so với các dòng gạch khác trên thị trường.

II. Quy trình sản xuất

Gạch block được sản xuất theo một quy trình gồm 3 bước: Bước 1: Cho các nguyên liệu vào máy trộn đảo đều. Máy trộn sẽ giúp khuấy đều toàn bộ các nguyên liệu theo thời gian đã được cài đặt trước. Sau đó, hỗn hợp này được tự động đưa vào băng tải để xuống khuôn ép. Bước 2: Hỗn hợp được đưa vào máy ép tạo hình với áp lực lớn để tạo hình viên gạch. Bước 3: Gạch sau khi hoàn thiện sẽ được phơi nắng, phun dưỡng hộ để viên gạch được bền chắc.

III. Ưu điểm

1. Độ bền cao

Gạch block là dòng gạch được sản xuất trong điều kiện hơi nước bão hòa với áp suất cao. Vì vậy chúng thường có độ bền vượt trội hơn hẳn những loại gạch nung thường thấy. Thực tế, tải trọng mà gạch block có thể chịu được rất lớn, khoảng 1900kg/m2 trở lên. Về cường độ chịu lực của gạch block đạt mức từ 80kg/cm2 trở lên. Song, một vài loại gạch với kết cấu lỗ thì sẽ có khả năng chịu tải trọng sẽ thấp hơn, khoảng 1800kg/m3 trở xuống.

2. Cách âm tốt

Với khả năng hấp thụ âm thanh và cấu trúc bọt khí vì vậy những viên gạch block khi được kết hợp cùng nhau sẽ có khả năng tản âm tự nhiên cực kỳ hiệu quả. Cho dù là âm thanh từ trong thoát ra ngoài hay âm thanh từ bên ngoài dội vào cũng sẽ phải đi theo đường zíc zắc. Từ đây, sóng âm cũng sẽ bị chia nhỏ và bẻ gãy, làm giảm lượng âm thanh tối đa cho công trình rất lớn. Nhờ điểm cộng này mà sản phẩm gạch block cực kỳ phù hợp cho các loại căn hộ liền kề, nhà phố.

3. Thân thiện với môi trường

Để sản xuất gạch block sẽ phải sử dụng tới các nguyên vật liệu như xi măng, mạt đá, cát vàng, cát đen, phế thải công nghiệp,… Đây đều là các vật liệu có sẵn trong tự nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường. Nếu như để sản xuất loại gạch nung sẽ phải khai thác đất sét tràn lan thì với gạch block lại hoàn toàn không xảy ra tình trạng này. Không những thế, để sản xuất gạch block cũng không cần phải nung trong lò nên sẽ không phát sinh khói, hạn chế tác động môi trường ở mức tối đa.

4. Tiết kiệm năng lượng

Thực tế cho thấy, hệ số dẫn nhiệt của dòng gạch block là tương đối thấp. Nó sẽ giúp hạn chế thoát nhiệt vào mùa đông cũng như cách nhiệt tốt vào mùa hè. Qua đó giúp điều hòa được không khí ở bên trong nhà, tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ một cách tối đa. Bên cạnh đó, các bức tường được xây bằng gạch block cũng có khả năng chịu được nhiệt lên đến 1.200 độ C. Khi chẳng may bị cháy hoặc bị phun nước lạnh đột ngột vào để chữa cháy thì gạch cũng sẽ không bị thay đổi. Sản phẩm chịu được lửa trong thời gian 4 giờ.

IV. Nhược điểm

Bên cạnh một số những ưu điểm kể trên thì gạch block cũng còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
  • Khả năng chịu lực theo phương ngang sẽ thấp hơn so với các loại gạch truyền thống.
  • Khả năng chống thấm không tốt nên sẽ dễ xảy ra tình trạng nứt tường vì co giãn.
  • Sau một thời gian sử dụng bề mặt gạch có thể sẽ xuất hiện vết ẩm mốc.
  • Giá thành cao hơn nhiều so với các dòng gạch khác.
  • Trọng lượng của gạch block nặng hơn so với các loại gạch nung, gạch đỏ.

V. Tính ứng dụng

Với khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật, sản phẩm đang được ứng dụng cho rất nhiều công trình:
  • Các trình có tải trọng lớn như sân bãi, nhà kho, nhà máy, vỉa hè đường phố, khu vực cảng,…
  • Thích hợp dùng trong những công trình có mật độ giao thông cao như bến xe, chợ, nhà ga,…
  • Thích hợp sử dụng ở những nơi có điều kiện đất không được tốt hoặc dốc đứng như sông, hồ, bờ ao,…
  • Thích hợp sử dụng để ốp lát cho những công trình ngầm.
  • Dùng trong những công trình có yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

VI. Phân loại

Hiện tại, gạch block có đa dạng nhiều loại. Tuy nhiên, xét theo công năng chính thì dòng gạch này được chia thành 3 loại chính: gạch block xây tường, gạch block lát nền và gạch trang trí.

1. Gạch Block xây tường

Gạch block xây tường còn được biết đến với tên gọi là gạch block bê tông hay gạch block xi măng. Loại gạch này được thiết kế kiểu dáng khá giống so với dòng gạch xây truyền thống. Nhưng vì không phải trải qua quá trình nung nóng nên gạch sẽ có màu xám đặc trưng của bê tông.
Gạch block xây tường có rất nhiều loại: 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ hoặc 8 lỗ. Cũng chính vì thế, kích thước từng loại gạch cũng khác nhau.
Gạch block 2 lỗ 180x80x80 mm và 190x190x390 mm – Thay thế cho các loại gạch đỏ truyền thống sử dụng để xây tường. – Sử dụng cho các loại tường dày 190mm.
Gạch block 4 lỗ 180x80x80 mm Dùng để thay thế cho gạch đỏ truyền thống khi xây tường.
Gạch block 6 lỗ 100x150x90 mm và 75x115x175 mm Dùng xây các loại tường có kết cấu dày: tường rào, tường cổng hoặc móng nhà.
Gạch block đặc 900x200x290 mm Sử dụng để tường bao, tường ngăn phòng, xây tường rào, tường âm

2. Gạch Block lát nền

Các mẫu gạch block lát nền khá đa dạng về kiểu dáng, phổ biến nhất là các loại: gạch con sâu, gạch xi măng lục giác và gạch bê tông trồng cỏ.
  • Gạch con sâu
Đây là một dòng gạch block tự chèn có hình zíc zắc. Gạch chịu được cường độ nén cao, chịu lực tốt, chống mài mòn, khả năng chống trơn trượt tốt.
Loại gạch này được dùng để lát nền vỉa hè cho những công trình giao thông công cộng như: bệnh viện, sân trường, trường học,… Gạch được thiết kế đa dạng màu sắc, giúp mang đến đa dạng lựa chọn, tạo nét đẹp ấn tượng cho những công trình.
  • Gạch Block tự chèn lục giác
Các sản phẩm gạch block tự chèn lục giác sẽ có 6 cạnh bằng nhau. Sản phẩm có rất nhiều màu sắc như: đỏ, xanh, xám, vàng, đen,…
Loại gạch này có chất lượng khá cao, chịu lực tốt, được sử dụng nhiều để lát vỉa hè, lát sân vườn hoặc lát công viên.
  • Gạch Block trồng cỏ
Gạch block trồng cỏ là dòng gạch được thiết kế thành những lỗ rỗng, cho cỏ mọc lên qua các lỗ hổng này. Hiện có các loại gạch trồng cỏ phổ biến là: 2 lỗ, 5 lỗ và 8 lỗ với kích thước tiêu chuẩn 200 x 400 x 80mm.
Loai gạch này được trồng ở các sân cỏ, không gian ngoài trời thiết kế để trồng cỏ. Gạch cũng rất nhiều màu sắc: xanh, xám, đỏ, vàng… cho người dùng có nhiều sự lựa chọn.

3. Gạch Block xi măng trang trí công trình

Bên cạnh chức năng lát nền và xây tường, gạch block còn có loại gạch được sử dụng để trang trí.
Dòng gạch này được thiết kế thành những hoa văn rất ấn tượng, được dùng để tạo nét đẹp nổi bật cho bức tường.
Dòng gạch này được gọi là gạch thông gió hoặc gạch bông gió. Được sử dụng để thay thế cho những bức tường xi măng, làm vách ngăn phòng, vách cửa sổ, hay ô thông gió cho căn phòng.

VII. Lưu ý khi thi công

  • Để chọn được loại gạch tốt và sử dụng hiệu quả thì yếu tố đầu tiên mà bạn cần lưu tâm đó chính là Mác gạch (Mác gạch chính là khả năng chịu nén của gạch). Mác càng cao thì độ chịu nén càng tốt, độ bền càng tăng.
  • Nếu là chọn gạch trang trí thì nên lưu ý đến màu sắc của các viên trong cùng một lô, theo đó màu phải đồng đều.
  • Ngoài ra thì khi thi công, vì loại gạch này có kích thước lớn gấp 3 – 4 lần và nặng hơn so với gạch truyền thống nên để đảm bảo hiệu quả thì bạn nên chọn đội thợ dày dặn kinh nghiệm.
  • Với khả năng chống ẩm tốt thì bạn nên chọn gạch Block cho các hạng mục như tường ngăn, tường bao bên ngoài hoặc xây tường những nơi ẩm ướt như nhà vệ sinh.
  • Thêm đó, vì có kết cấu rất chắc nên bạn sẽ gặp khó trong khâu thi công mạng lưới điện nước ngầm cho công trình. Để dễ dàng hơn thì nên sử dụng máy khoan cắt theo mạch vữa.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý khi thi công gạch block thì phải dùng vữa chuyên dụng, chỉ nên thi công với vữa thông thường nếu số lượng ít hoặc là gạch có bề mặt nhẵn, khuôn gạch khít nhau.
  • Tính toán kỹ lượng vữa trát để không gây lãng phí. Sau khi tiến hành trát vữa và hoàn thành, nên để khoảng 3 tiếng đồng hồ sau thì tưới nước và tưới từ 3 – 6 lần/ngày (tùy thuộc vào thời tiết, nếu trời mưa thì hạn chế số lần lại). Việc tưới ẩm cho gạch cần được thực hiện liên tục trong vòng từ 4 – 6 ngày để đảm bảo tốt nhất cho chất lượng của công trình.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ ưu nhược điểm của gạch Block cũng như ứng dụng của loại gạch này vào đời sống hiện nay ra sao. Mong rằng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích giúp bạn có thêm tích luỹ về kiến thức xây dựng và có thể ứng dụng chúng vào công trình tương lai của bạn.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ