Hướng dẫn kỹ thuật cán nền chuẩn, đúng

Cán nền nhà là một trong những công đoạn quan trọng trong công tác hoàn thiện cần thực hiện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi lát nền nhà giúp công trình đảm bảo chất lượng tốt nhất. Cùng MaxHome tìm hiểu cách cán nền nhà chuẩn trong bài viết dưới đây: 

Cán nền nhà là gì? 

Cán nền nhà là công đoạn trải một lớp láng trên bề mặt sàn nhà chuẩn bị ốp lát gạch, có thể là một lớp bê tông hoặc một lớp bê tông cốt thép hoặc là lớp cát.

Khi lát nền gạch cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Trước khi láng phải đảm bảo kết cấu nền ổn định
  • Bề mặt nền phải được vệ sinh bằng phẳng, không có bụi bẩn
  • Cọ sạch các vết rong rêu, dầu mỡ
  • Giữa lớp láng và mặt nền khô phải đảm bảo độ bám dính tốt
  • Sau khi láng xong phải tưới nước và băm nhám bề mặt
  • Nếu có một lớp lót thì mặt phải khía các ô có cạnh từ 0- 5 cm cho mặt sàn, khoảng cách mỗi ô ngày càng giảm đi.

Tại sao phải cán nền nhà trước khi lát gạch

Nhiều đơn vị thi công hay chủ đầu tư vẫn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của cán nền nhà trong công tác hoàn thiện, dẫn đến chủ quan khi thi công, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy tại sao chúng ta phải cán nền trước khi lát gạch:

– Nếu không thực hiện cán nền thì gạch sẽ được lát trực tiếp trên nền bê tông, không có một lớp lót nào bằng xi măng, cát. Trong khi đó, hệ số dãn nở của sàn bê tông cốt thép nhỏ hơn nhiều so với gạch lát nền. Dưới tác động từ mặt trời thì gạch sẽ hấp thu nhiệt và nở ra mà sàn bê tông lại hấp thụ nhiệt thấp hơn sẽ gây ra hậu quả là gạch bị phồng. Việc cán nền sẽ tạo một lớp đệm giúp giảm hấp thụ nhiệt từ gạch lát.

Việc cán nền giúp độ kết dính, liên kết giữa sàn nhà với gạch lát, đồng thời ngăn ngừa tình trạng nước thấm vào cốt bê tông sàn. Từ đó vừa đáp ứng tính thẩm mỹ vừa đảm bảo chất lượng cũng như tính an toàn khi sử dụng của công trình.

Cách cán nền nhà chuẩn – đúng kỹ thuật

Chuẩn bị trước khi cán nền nhà

– Tuân thủ về cấp phối bê tông, quy cách cán, chiều dày cán. 

– Vệ sinh sạch sẽ mặt nền, đục lớp vữa xi măng bám trên bề mặt do quá trình xây, tô. 

– Với khu vực nhà vệ sinh hay những nơi thường xuyên tiếp xúc với nước thì phải xử lý chống thấm và thử nước kỹ thuật trước khi thực hiện cán. 

– Làm nền ẩm. 

– Quét lớp dầu hồ để tạo độ liên kết giữa sàn với lớp vữa. 

Các bước cán nền nhà chuẩn, đúng kỹ thuật

Bước 1: Xác định cao độ, bề dày lớp cán nền

Tiến hành kiểm tra cao độ nền bằng cách bật mực, xác định theo cao độ đã được định sẵn từ lúc thi công phần thô của nhà. Điều chỉnh cao độ và chiều dày của lớp cán nền để vừa đảm bảo cao độ nền vừa đảm bảo chiều dày lớp vữa cán (trong trường hợp nền bê tông có sai số về cao độ trong khi thi công)

Bước 2: Kiểm tra bề mặt sàn trước khi cán

  • Mặt nền đã phẳng mịn chưa, nếu chưa, phải tiến hành vệ sinh lại thật kỹ
  • Đã đúng độ cao của bản thiết kế chưa, độ dốc có tuân thủ theo các vị trí đánh mốc chưa
  • Độ dày lớp vữa cán đảm bảo chưa, nếu chưa cần phối hợp với các bên để điều chỉnh cho hợp lý.
  • Đảm bảo lớp vữa cán không mắc các lỗi như: bong hộp, đặc chắc.
  • Nếu những tiêu chí này đã được đảm bảo chất lượng thì bạn tiến hành cán.

Bước 3: Tiến hành cán nền

  • Trình tự cán nền phải được thực hiện từ cao độ cao đến cao độ thấp để đảm bảo độ dốc cho nền và để dễ thi công.
  • Cán kỹ bằng cách kéo thước tránh bông rộp bề mặt làm mất kết cấu lớp vữa, kéo thước đều tay.
  • Tưới hồ dầu giữa các mạch ngừng đảm bảo không bị nứt sau khi nền vữa khô.

Bước 4: Xác định các lỗi thường gặp khi thi công

  • Sàn bị bong, rộp nguyên nhân là do cán bằng hồ khô, sàn nhà không được ẩm, trước khi cán không tưới nước để làm ẩm sàn bê tông.
  • Xuất hiện hiện tượng rỗ, thậm chí là nứt mặt sàn. Nguyên nhân là bởi cấp phối vữa không đúng, cát không được ray kĩ nên vẫn còn các cặn bẩn làm mặt sàn không được phẳng.
  • Cao độ sàn cán không bằng nhau hoặc không bằng phẳng. Nguyên nhân chủ yếu là cán mốc sai lệch, không điều chỉnh được độ cao thích hợp.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá và nghiệm thu

  • Kiểm tra mặt nền đã phẳng, mặt nền cán đúng cao độ thiết kế, độ dốc ở những vị trí cần đánh dốc đảm bảo theo yêu cầu.
  • Lớp vữa đảm bảo độ dày, mác vữa (cấp phối) đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Lớp vữa cán đặc chắc, không nứt nẻ, không rổ, không bong bộp.

Những phương pháp cán nền nhà

Hiện có nhiều phương pháp cán nền nhà chắc chắn và thẩm mỹ cao. Dưới đây là 4 phương pháp cán nền nhà hiệu quả:

  • Phương pháp cán bằng thước nhôm: Đây là phương pháp nhân công dùng thước nhôm cán bê tông. Quá trình dùng thước để chỉnh độ bằng phẳng của mặt sàn hay chỉnh lỗi hổng trên bề mặt sàn trong lúc cán nền, tạo một lớp nền hiệu quả.
  • Phương pháp dùng thước cán: Phương pháp này khác với phương pháp nhôm là dùng thước cán.
  • Phương pháp máy đầm rung: Là phương pháp cán mặt bê tông bằng máy đầm rung chạy trên đường ray cố định. Không có độ rung nhiều lên bề mặt bê tông.
  • Phương pháp cán nền bằng thước công nghiệp có Laser: Dù công nghệ cao từ Laser để cán nền bê tông.

Trên đây là những kỹ thuật, phương pháp cán nền phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết bạn đọc có thêm kiến thức và áp dụng đúng trong thi công công trình của gia đình.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ