3 thức cột Hy Lạp và ứng dụng trong kiến trúc đương đại

Thức cột là hệ thống tỷ lệ và hình thức trang trí cột, là cách người Hi Lạp cổ đại tìm kiến đến cái đẹp lý tưởng. Những thức cột Hi Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, sức sống mới, trải qua thử thách về thời gian, thức cột vẫn là biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột Hi Lạp là một trong các chi tiết được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển.

Nguồn gốc thức cột Hy Lạp

Vào thế kỷ thứ 7 Trước công nguyên, lần đầu tiên trong kiến trúc Hy Lạp cổ đại xuất hiện thức cột Doric – một thức cột phổ biến trong các công trình kiến trúc cổ đại. Sau đó lần lượt cột Ionic ra đời vào giữa thế kỷ 6 trước công nguyên và cột Corinth vào giữa thế kỷ 5 trước công nguyên.

Mỗi thức cột Hy Lạp mang một vẻ đẹp riêng biệt, nếu cột Doric mang vẻ đẹp mạnh mẽ, vững chãi như một chàng trai, thì IonicCorinth lại mang nét đẹp nữ tính, dịu dàng như người thiếu nữ. Tuy nhiên, cả ba thức cột này đều rất được ưa chuộng và được ứng dụng phổ biến trong kiến trúc Hy Lạp.

Đặc điểm của các thức cột Hy Lạp

Trong hệ thức cột Hy Lạp phổ biến nhất là 3 thức cột: Doric, Ionic và Corinth, mỗi thức cột lại mang một đặc điểm, nét đặc trưng rất riêng phù hợp với từng thời kỳ khác nhau

Thức cột Doric

Là thức cột ra đời đầu tiên vào thế kỷ 7 TCN, cột Doric do người Dorian sáng tạo, đây là thức cột rất phổ biến tại miền nam nước Ý. Với thiết kế được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn của những chàng trai. Doric là thức cột đầu tiên, và cũng là thức cột có thiết kế đơn giản nhất trong 3 hệ thức cột Hy Lạp cổ đại.

Thức cột Hy Lạp Doric
Thức cột Hy Lạp Doric
  • Cột Doric hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy, không có phần đế cột lẫn đầu cột. Phần đầu cột đơn giản, chắc chắn và mạnh mẽ, phần đáy cột phình to dần.
  • Thức cột này xuất phát từ kết cấu gỗ với sự mô phỏng vật liệu gỗ vào đá.
  • Cột Doric có khả năng chịu lực cao. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4, tuy nhiên vào nửa sau thế kỷ 6 TCN người Hy Lạp dùng thức cột này với tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:5 hay 1:6.
  • Thân cột Doric được tạo bởi 20 đường rãnh chạy song song và kết thúc ở đầu cột loe ra to hơn thân cột.
  • Đầu cột có một mũ cột gồm một tấm vuông phía trên và một mũ đỡ cong, có vành khăn phía dưới.
  • Phần dầm đặt trực tiếp nên đầu cột, những dầm này có tác dụng liên kết các đầu cột thành một khung cứng.

Thức cột Ionic

Ra đời khoảng giữa thế kỷ 6 trước công nguyên, thức cột Ionic xuất phát từ vùng Ionia – một vùng bờ biển phía Tây Nam Hy Lạp. Cột Ionic được sử dụng phổ biến nhất trong những năm 750-480 TCN.

Trái ngược với vẻ đẹp khỏe khoắn, vững chãi, đồ sộ của cột Doric, thức cột Ionic mang một vẻ đẹp yêu kiều, mảnh mai và đầy nữ tính. Thức cột Ionic được thiết kế đặt trên đế và có bệ đỡ nằm giữa thân và đầu cột. Khác với cột Doric đơn sơ, cột Ionic có đầu cột được trang trí với hai vòng cuốn xoắn ốc đối xứng nhau với các họa tiết khắc chìm tạo nên nét đẹp yêu kiều cho thức cột.

Thức cột Hy Lạp Ionic
Thức cột Hy Lạp Ionic

Cột Ionic có tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9, tỷ lệ cột này giúp tổng thể thức cột thanh mảnh, nữ tính hơn. Dọc theo thân cột là 24 rãnh, nhiều hơn cột Doric chỉ với 20 rãnh. Vẻ đẹp mảnh mai, nữ tính và mang nét tri thức của cột Ionic giúp cho cột được ưa chuộng trong các công trình như thư viện, tòa án,…

Thức cột Corinth

Bắt nguồn từ tên của một thành phố Hy Lạp cổ đại – Corinth, cột Corinth được kiến trúc sư người Athens Callimachus sáng tạo trong công trình Đền thờ Apollo Epicurius tại Bassae năm 450-420 TCN.

Thức cột Hy Lạp Corinth
Thức cột Hy Lạp Corinth
  • Ra đời sau cùng, cột Corinth được cho là kế thừa nét đẹp dịu dàng, nữ tính của thức cột Ionic và phát triển thêm các chi tiết ở đầu cột. Đây được coi là thức cột hoàn thiện và đạt được độ thẩm mỹ, tinh tế nhất trong trang trí đầu cột.
  • Thân cột có những rảnh nhỏ, đầu cột trang trí cầu kỳ bằng các họa tiết mảnh mai hoa lá hình: lá phiến thảo, lãng hoa hoặc hình xoắn ốc đậm chất thiên nhiên.
  • Cột có chiều cao bằng 10 lần đường kính cột
  • Thức cột Corinth cũng có bệ đỡ giống hai thức cột trên nhưng kiêu sa và kỳ vĩ hơn.
  • Nhờ vẻ đẹp lộng lẫy của nó, thức cột Corinth không được dùng trong các công trình thông thường mà được dùng trong các công trình như dinh thự hay công trình công cộng như tòa án, tòa nhà chính phủ.

Ứng dụng của thức cột Hy Lạp trong kiến trúc ngày nay

Thức cột Doric trong kiến trúc

Các công trình kiến trúc biệt thự cổ điển, tân cổ ngày nay được thiết kế kết hợp với các thức cột Doric mạnh mẽ, khỏe khoắn đã tạo nên một nét đẹp vô cùng đặc biệt. Vừa mang nét hiện đại, sang trọng, vừa có nét uy nghi, hoành tráng, không quá rườm rà, cầu kỳ của thiết kế cổ đại, mà cũng không quá cứng ngắc, khô khan của thiết kế hiện đại.

Thức cột Ionic trong kiến trúc

Cột Ionic vốn nổi tiếng với vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính, nhưng không mất đi sự chắc chắn, vững chãi, bởi vậy mà các công trình biệt thự ứng dụng cột Ionic trong thiết kế tạo nên vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng và vô cùng sang trọng.

Thức cột Corinthian trong các công trình kiến trúc

Với thiết kế tinh tế, tỉ mỉ ở đầu cột, các công trình khi sử dụng thức cột Corinth giúp cho tổng thể công trình mang một nét đẹp vô cùng tinh xảo. Bởi vậy, khi thiết kế biệt thự người ta thường ứng dụng thức cột đặc biệt này nhằm thể hiện nét đẹp của sự tinh khiết, tỉ mỉ nhưng rất đỗi dịu dàng.

 

Hy vọng với những chia sẻ kiến thức về thức cột Hy Lạp ở trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loại hình kiến trúc đặc sắc này, từ đó lựa chọn được loại hình phù hợp cho công trình của gia đình.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ