Cách xử lý mạch ngừng bê tông hiệu quả

Trong thi công công trình khái niệm mạch ngừng được các kỹ thuật thường xuyên nhắc đến. Vậy mạch ngừng bê tông là gì? Nguồn gốc và cách xác định vị trí của mạch ngừng ra sao. Cùng MaxHome tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau:

Mạch ngừng bê tông là gì? Nguồn gốc của mạch ngừng

Mạch ngừng là vị trí gián đoạn trong thi công bê tông, chúng được sắp xếp ở một số vị trí nhất định. Tại vị trí này, lớp bê tông sau được đổ khi lớp trước đó đã đông cứng.

Mạch ngừng bê tông toàn khối là vị trí gián đoạn kỹ thuật và là mối nối trong điều kiện đúc bê tông liên tục trong quá trình thi công bê tông toàn khối.

Nguồn gốc của mạch ngừng bê tông

Khi phần bê tông đã được đổ trước đó tại vị trí này chuyển sang dạng đóng rắn thì không được đổ bê tông mới vì sẽ làm phá vỡ các mối nối liên kết hình thành trong vữa bê tông. Vì vậy, bạn cần để cho lớp bê tông cũ nằm ổn định trong khuôn đúc bê tông và đóng rắn hoàn toàn rồi mới đổ lớp mới.

Chính vì những hoạt động trên mới hình thành nên các mạch ngừng bê tông tại vị trí tạm ngừng. Mạch ngừng có ảnh hưởng đến tính liên kết toàn khối của bê tông nên bạn cần thực hiện thi công liên tục để không xuất hiện chúng.

Trong trường hợp bắt buộc phải để mạch ngừng thì vị trí của nó phải được nằm trong miền kết cấu có nội lực nhỏ, không gây nguy hiểm đến kết cấu tại tiết diện mạch ngừng. Bạn nên bổ sung thêm cốt thép gia cường mạch ngừng để hạn chế sự giảm yếu do chúng gây ra. Vì vậy, kích thước của mạch ngừng phải giảm mức tối đa như sau:

  • Mạch ngừng càng thẳng, ít gấp khúc càng tốt.
  • Mặt mạch ngừng phải thẳng góc với trục kết cấu để diện tích bề mặt mạch ngừng là nhỏ nhất.

Tại sao cần xử lý mạch ngừng bê tông

Tại sao cần xử lý mạch ngừng bê tông

Mạch ngừng thi công bê tông cần được xử lý càng sớm càng tốt, đồng thời phải xử lý đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến những sự cố xấu như sau:

– Gây thấm nước, nước thấm vào trong bê tông, phá hủy cấu trúc bê tông

– Làm mất thẩm mỹ của công trình

– Ảnh hưởng tới toàn bộ kết cấu công trình xây dựng do thấm dột

– Đe dọa tới tính mạng của người sử dụng công trình đó

Xác định thời gian và vị trí mạch ngừng

Xác định thời gian ngừng

Về nguyên tắc, thời gian ngừng khi thi công bê tông toàn khối không được quá dài hoặc quá ngắn. Như đã nói ở trên, mạch ngừng là ranh giới giữa lớp bê tông cũ và mới. Theo đó, R1 là cường độ lớp bê tông cũ, R2 là cường độ lớp bê tông mới. Xảy ra hai trường hợp:

  • Nếu thời gian dừng dài quá thì R1> R2 sẽ gây hạn chế độ bám dính giữa hai lớp.
  • Nếu thời gian ngừng quá ngắn thì R1 rất nhỏ, khi đổ lớp bê tông mới sẽ gây ra nứt, sứt mẻ lớp bê tông cũ.

Thời gian ngừng thích hợp nhất là t = (20 ÷ 24)h, lúc đó lớp bê tông đã đổ đạt được cường độ tối thiểu R1 = 25kg/cm2.

Vị trí mạch ngừng 

Về yêu cầu chung của mạch ngừng:

  • Mạch ngừng phải phẳng và vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.
  • Đối với mạch ngừng đứng thì phải sử dụng khuôn để tạo mạch ngừng.
  • Đối với mạch ngừng nằm ngang nên đặt ở vị trí thấp hơn đầu mút ván khuôn khoảng 3-5cm.

Vị trí chung:

  • Tại nơi mà kết cấu có tiết diện thay đổi đột ngột.
  • Tại nơi thay đổi phương chịu lực.
  • Tại nơi có nội lực nhỏ, lực cắt nhỏ.

Vị trí đặt mạch ngừng của một số kết cấu thi công:

Mạch ngừng bê tông

  • Đối với cấu kiện chịu nén: Có thể ngừng tại bất kỳ vị trí nào thuận lợi cho thi công.
  • Đối với cấu kiện chịu uốn: Không nên đặt tại vị trí moment có khuynh hướng tách hai lớp bê tông ngăn cách bởi mạch ngừng trong vùng chịu kéo.
  • Cấu kiện chịu cắt: Mạch ngừng phải đặt tại vị trí có lực cắt nhỏ.
  • Công trình thi công có móng giật cấp: Vị trí mạch ngừng đặt ngay tại mặt thay đổi tiết diện:I – I.
  • Công trình thi công giữa móng – cột: Mạch ngừng đặt tại mặt móng II – II
  • Công trình thi công giữa cột cách đáy dầm 3 – 5cm: III – III
  • Mạch ngừng thi công giữa sàn – cột: tại mặt sàn : IV – IV.
  • Công trình thi công sàn không sườn: Mạch ngừng thi công đặt ở vị trí song song với cạnh ngắn của sàn.
  • Với sàn sườn: Vị trí mạch ngừng phụ thuộc vào hướng đổ bê tông. 
  • Đối với công trình chạy dài như đường ô tô, đường băng thì mạch ngừng được bố trí trung với các khe co giãn của kết cấu đó.

Cách xử lý mạch ngừng bê tông hiệu quả, tiết kiệm

Để 2 lớp bê tông cũ và mới bám dính vào nhau, bạn cần xử lý thật kỹ bằng những biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ và tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ lớp mới.
  • Đối với mạch ngừng đứng, bạn đánh mòn bề mặt và đục hết những phần bê tông không đạt chuẩn rồi tưới nước xi măng.
  • Đối với mạch ngừng ngang, sau khi đánh mòn bề mặt, phủ một lớp xi măng mác cao khoảng 2-3cm trước khi đổ lớp bê tông mới.
  • Sử dụng các phụ gia kết dính dùng cho mạch ngừng.
  • Khi thi công lớp bê tông đầu, bạn nên đặt sẵn lưới thép tại vị trí mạch ngừng.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng rằng qua bài viết bạn đọc sẽ có thêm kiến thức về mạch ngừng bê tông và ứng dụng tốt vào công trình thi công của gia đình.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ