So sánh Inox 304 và Inox 201 – Cách nhận biết Inox 304 chính hãng

Inox 304 và 201 (SUS 304, SUS 201) là hai vật liệu cơ khí quan trọng, được sử dụng nhiều để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu công nghiệp và đời sống con người. Đây cũng là hai sản phẩm được tin dùng và bán chạy nhất trên thị trường inox. Vậy hai loại inox này có ưu nhược điểm gì? Giá thành và cách phân biệt? Bài viết dưới đây Maxhome sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc này nhé!

I. Inox là gì?

Trước khi đi tìm hiểu chi tiết về hai loại sản phẩm Inox 304 và Inox 201 là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu rõ về Inox nói chung đã nhé:
Inox hay còn gọi là thép không gỉ là một hợp kim của sắt có chứa nhiều nguyên tố hóa học khác nhau. Trong đó mỗi loại nguyên tố đảm nhận một vai trò cũng như chức năng để cấu tạo nên những đặc tính của sản phẩm. Dưới đây là một số nguyên tố chính quan trọng tham gia vào thành phần cấu tạo của Inox:
  • Fe – Sắt
  • C – Carbon
  • Cr – Crom
  • Ni – Niken
  • Mn – Mangan
  • Mo – Molypden
Tùy từng loại INOX mà các nguyên tố trên có tỷ lệ khác nhau, chính nhờ tỷ lệ này đã tạo nên các loại INOX với tên gọi SUS304 (Inox 304), SUS 201 (Inox 201),…

1. Inox 304 là gì?

Inox 304 là một trong các loại Inox tốt nhất hiện nay. Inox 304 cũng là một hợp kim được tạo thành nhờ vào các tỷ lệ nguyên tố tạo nên nó với 8.1% Niken và 1% Mangan. Chính vì với tỷ lệ 8.1% là Niken nên giá thành của inox 304 cao hơn nhưng kèm theo đó là một chất lượng tuyệt với với khả năng chống gỉ và ăn mòn gần như tuyệt đối.
Giá thành khá cao nhưng các sản phẩm được làm từ inox 304 vẫn rất được khách hàng ưa chuộng trong các lĩnh vực như:
  • Kiến trúc nội thất, ngoại thất.
  • Sản xuất máy móc (máy giặt, máy rửa bát,…).
  • Dụng cụ chế biến thực phẩm (bếp, chảo rán,…).
  • Công nghiệp hóa chất, dầu khí, năng lượng hạt nhân.

2. Inox 201 là gì?

Inox 201 cũng là một dạng hợp kim của sắt nhưng được tạo thành với phần lớn là Mangan, với tỷ lệ 2:1 4.5% Niken và 7.1% Mangan. Inox 201 có giá cả rẻ hơn và ổn định hơn bằng việc thay thế Magan cho Niken. Nhờ đó mà giá Inox 201 được giảm tới mức thấp nhất.
Ứng dụng:
  • Đồ dùng nhà bếp như là chảo, nồi,…
  • Trang trí nội thất.

II. So sánh sự khác biệt giữa Inox 304 và Inox 201

1. So sánh về khả năng chống ăn mòn

Để nhận thấy sự khác biệt chúng ta sẽ cùng đi so sánh inox 201 và 304 để thấy rõ hơn nhé: Thành phần hóa học:
  • Thép không gỉ 304: 8,1% Niken, 1% Mangan
  • Thép không gỉ 201: 4,5% Niken và 7,1% Mangan
Bề mặt kháng rỗ được xác định chủ yếu bởi yếu tố Chrome và Lưu huỳnh (S). Chromium làm tăng khả năng chống ăn mòn cho thép không gỉ, trong khi lưu huỳnh làm giảm khả năng này. Trong thành phần hoá học, hai loại thép không gỉ có tỷ lệ tương tự của nguyên tố lưu huỳnh. Vì vậy, khả năng kháng rỗ trên bề mặt của SUS201 thấp hơn SUS304. Ngoài ra, hàm lượng crom của thép không gỉ 201 (~ 16%) thấp hơn so với thép không gỉ 304 (~ 18%) là 2%. Vì lý do này, thép không gỉ 201 có khả năng chống ăn mòn kém hơn so với thép không gỉ 304.

2. So sánh về màu sắc bề mặt

Loại inox 201 chứa mangan cao hơn và yếu tố này làm cho bề mặt tối hơn, nhưng sự khác biệt này là rất nhỏ và người dùng khó có thể nhận biết được, đặc biệt là khi ứng dụng cho khung gương. Kết luận loại inox 201 có giá thấp hơn, độ bền và độ cứng tốt hơn, trong khi SUS304 có giá cao hơn, và khả năng chống ăn mòn tốt hơn. Hiện nay thị trường có rất nhiều vật liệu inox thanh ren inox như inox 201, inox 410, inox 304, inox 316…  Tuy nhiên nếu bằng mắt thường chúng ta không thể phân biệt được inox 201 và inox 304.
Đặc điểm Inox 304 Inox 201
Giá thành Cao Thấp
Khối lượng riêng Cao Thấp
Chống gỉ, Chống ăn mòn Khả năng chống gỉ, chống ăn mòn của 304 rất cao, cao hơn rất nhiều Inox 201. Crom và Lưu huỳnh giúp Inox 304 đứng đầu về khả năng chống gỉ và chống ăn mòn. Do hàm lượng Niken thấp nên Inox 201 được đánh giá là có khả năng chống gỉ và chống ăn mòn thấp hơn 304 khá nhiều.
Độ bền Độ bền 304 tương đối cao nhưng lại kém hơn Inox 201. Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thể thì do khả năng chống gỉ và ăn mòn cao hơn, Inox 304 lại được đánh giá bền hơn rất nhiều. Độ bền rất cao, cùng với đó là giá thành tương đối thấp khiến Inox 201 dần dần chiếm lĩnh thị trường hiện nay.
Giá thành Cao Thấp
Bảng so sánh đặc điểm khác nhau giữa Inox 304 và 201

3. Phân biệt các lĩnh vực sử dụng Inox 304 và Inox 201

Nhận xét khách quan thì những lĩnh vực mà Inox 201 có thể được sử dụng đều có thể sử dụng bằng Inox 304. Tuy nhiên, do giá thành cao nên chỉ có những lĩnh vực cần thiết người ta mới sử dụng 304 để giảm giá thành xuống mức thấp nhất có thể. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể của 2 loại Inox trong đời sống:
  • Thiết bị bếp như chảo, nồi => Cả hai loại Inox 304 và Inox 201 đều phù hợp. Tuy nhiên nên sử dụng Inox 304 vì khả năng chống gỉ và chống ăn mòn cao. Nồi chảo sẽ bền hơn và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Máy giặt, máy rửa chén =>Inox 201 không phù hợp cho lĩnh vực này vì có khả năng bị ăn mòn trong các kẽ hở.
  • Thiết bị chế biến thực phẩm => Inox 201 được sử dụng ít và không dùng cho những nơi có độ PH < 3.
  • Ngành hóa chất, dầu khí, năng lượng hạt nhân => Sử dụng Inox 304 còn Inox 201 là không thể.
  • Trang trí nội thất => Phù hợp với cả 2 loại Inox trên nhưng Inox 201 được sử dụng rộng rãi hơn do giá thành rẻ hơn, tiết kiệm được tiền nguyên vật liệu.
  • Trang trí ngoại thất => Inox 201 không phù hợp, nếu sử dụng thì phải bảo trì thường xuyên.
Cổng nhà được làm bằng inox 304 với độ bền cao

III. Thí nghiệm so sánh độ bền và cách nhận biết Inox 304

1. Sử dụng axit

Đây cũng là phương pháp phổ biến nhất để thu được kết quả chính xác cao và có chi phí kiểm tra thấp nhất hiện nay.
Cách tiến hành: Chuẩn bị một miếng inox 201 và 304 và một cốc axit nhỏ. Nhỏ một giọt axit lên hai bề mặt thép không gỉ, để trong khoảng 10 giây và quan sát hai bề mặt thép không gỉ. Kết quả: Bất kỳ thép không gỉ nào tạo bọt và chuyển sang màu đỏ gạch là thép không gỉ 201, và bất kỳ thép không gỉ nào có màu xám và không phản ứng với axit là thép không gỉ 304.

2. Sử dụng thuốc thử chuyên dụng

Cách sử dụng thuốc thử inox 304 và 201: Lau bề mặt thép không gỉ cần kiểm tra. Nhỏ một giọt thuốc thử lên hai bề mặt thép không gỉ. Chờ một vài phút, quan sát bất kỳ sự đổi màu nào và so sánh với bảng màu trên hộp để xác định loại thép không gỉ. Thép không gỉ càng sẫm màu thì chất lượng inox càng kém.

3. Dùng dung dịch tẩy rửa bồn cầu

Chà xước bề mặt chảo thép không gỉ bằng bàn chải và quét nước tẩy rửa bồn cầu lên trên đó, và để trong 10 – 20 phút. Kết quả: thuốc thử inox 304hầu như không bị xỉn màu, còn Inox 201 có màu hơi vàng.

4. Sử dụng tia mài lửa

Sử dụng máy mài cầm tay mài và nhìn qua tia lửa, bạn sẽ thấy thép không gỉ 304 có tia lửa màu đỏ sẫm hơn và ít tia lửa hơn, trong khi thép không gỉ 201 cho tia lửa sáng hơn và tia lửa dày hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác lắm và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Phương pháp này chỉ được các chuyên gia sử dụng khi thu mua phế liệu inox.

5. Kiểm tra tại trung tâm kiểm nghiệm

Đây là cách cho kết quả chính xác 100% nhưng thời gian xét nghiệm rất lâu và chi phí kiểm tra rất cao.

6. Dùng nam châm

Nam châm có hút Inox không? Câu trả lời thường là nam châm không hút Inox. Tuy nhiên, nếu trong Inox được pha sắt hoặc một số tạp chất khác thì nam châm sẽ hút được. Vì thế việc mang theo 1 cái nam châm để đi thử là cách phổ thông. Nó chỉ có thể nhận diện được những Inox có pha thêm tạp chất và sắt.

7. Dựa vào CO và CQ

CO là Giấy chứng nhận xuất xứ và CQ là Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Thông thường, chỉ cần hai chứng chỉ này là có thể chứng minh được chất lượng sản phẩm là inox 201 hoặc 304. Trên đây Maxhome đã giới thiệu chi tiết về hai loại Inox 304 và Inox 201 cũng như cách phân biệt và tính ứng dụng của chúng. Mong rằng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích để bạn có thể vận dụng được kiến thức về vật liệu inox của mình vào đời sống. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ