Thép xây dựng là gì? Các loại thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Bên cạnh xi măng, gạch, đá, cát xây dựng thì thép xây dựng là vật liệu cũng không thể thiếu trong công trình xây dựng. Vậy thép xây dựng là gì? Thép có những loại nào? Tiêu chí nào giúp chọn thép trong xây dựng được chất lượng và phù hợp nhất? Cùng MaxHome tìm hiểu trong bài viết sau:

Thép xây dựng là gì

Thép xây dựng chính là loại thép được dùng trong những công trình xây dựng khác nhau. Nó được tạo nên từ hợp kim, trong đó các thành phần chính bao gồm sắt, Cacbon từ 0,02% đến 2,06% tùy theo từng trọng lượng khác nhau, và được bổ sung bởi một số nguyên tố hóa học khác nữa.

Loại thép này thường có những đặc tính như ưu việt như tính bền, tính dẻo, tính cứng, tính hàn, khả năng chống oxy hóa của môi trường và ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết và nhiệt độ.

Thép xây dựng thuộc nhóm thép cán nguội, có độ chính xác cao, độ bền chắc cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm thường được đánh giá cao.

Công dụng của thép trong xây dựng

Tạo nên kết cấu bền chắc cho công trình

Thép xây dựng được ứng dụng nhiều nhất trong quá trình hình thành những khung trụ cột, nền móng vững chắc cho các công trình xây dựng kiến trúc. Bởi vì thép có đặc điểm vô cùng vững chắc và độ đàn hồi cao.

Ứng dụng linh hoạt

Vật liệu này nằm ở việc thép vừa có độ cứng cao, vừa có thể dễ dàng uốn cong. Do đó, thép trong xây dựng được sản xuất thành nhiều kiểu dáng cũng như kích thước khác nhau để ứng dụng linh hoạt trong cuộc sống, tùy theo nhu cầu của người sử dụng.

Đảm bảo tính thẩm mỹ

Hầu hết các công trình hiện nay không chỉ đòi hỏi về mặt chất lượng thi công mà còn cực kỳ chú trọng đến hình thức bên ngoài. Thật khó để chúng ta có thể đảm bảo đáp ứng được cả hai yếu tố kia cùng lúc nếu như không sử dụng thép xây dựng cho các công trình.

Tiết kiệm chi phí

Thép dùng trong xây dựng có khả năng tái chế rất tốt. Chúng có thể được tháo gỡ từ các công trình cũ, trải qua quá trình nung nóng, sau đó loại bỏ tạp chất hoàn toàn để tạo ra thành phẩm mới, đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Bên cạnh đó, yếu tố này còn đảm bảo được khả năng tiết kiệm chi phí cao và thân thiện với môi trường.

Tham khảo: Cách tính thép số lượng thép cần cho công trình nhà ở

Phân loại thép xây dựng

Phân loại theo thành phần hóa học

Hàm lượng cacbon

Hàm lượng cacbon trong thép ít hay nhiều sẽ khiến tính chất của thép xây dựng có sự thay đổi như giảm độ dẻo, tăng độ giòn và cường độ chịu lực.

  • Thép có cacbon thấp: hàm lượng cacbon trung bình không vượt quá 0,25%, có độ dẻo dai cao nhưng độ bền thấp
  • Thép có cacbon trung bình: hàm lượng cacbon trung bình từ 0,25 – 0,6%, thép có độ bền, độ cứng cao thường dùng để chế tạo các chi tiết máy chịu tải trọng tĩnh và chịu va đập cao.
  • Thép cacbon cao: có hàm lượng cacbon trung bình từ 0,6 – 2% dùng để chế tạo dụng cụ cắt, khuôn dập dụng cụ đo lường.

Hàm lượng các nguyên tố kim loại

Để tạo ra được những loại thép có tính chất vật lý hay kỹ thuật phù hợp thì cần phải có sự thay đổi hàm lượng giữa các nguyên tố kim loại khi cấu thành nên thép. Một số kim loại có trong thép như mangan, crom, niken, nhôm, đồng,… và loại thép này cũng được chia ra làm 3 loại:

Thép hợp kim thấp: có tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác từ 2,5% trở xuống

Thép hợp kim vừa: Có tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác từ 2,5 – 10%

Thép hợp kim cao: có tổng hàm lượng các nguyên tố kim loại khác >10%

Phân loại theo mục đích sử dụng

Tùy thuộc vào những mục đích khác nhau, Thép sẽ được chia ra làm:

Thép kết cấu: Thường có độ bền, dẻo dai cao, chịu lực, chịu tải khối lượng lớn, chuyên dùng để sản xuất, chế tạo và sử dụng trong ngành xây dựng, lắp ráp và chế tạo máy, cơ khí

Thép dụng cụ: Thường có độ cứng cao, bền, chịu lực và chống ăn mòn tốt, chuyên dùng để chế tạo dụng cụ gia dụng, thiết bị đo lường, chế tạo khuôn dập, máy cắt, gọt,…

Thép có tính chất vật lý đặc biệt: Một số tính chất độc đáo như từ tính, hệ số nở dài thấp,… rất có ích trong một số trường hợp như để tạo Thép kỹ thuật điện,…

Phân loại theo chất lượng thép

Chất lượng Thép ngoài thành phần Cacbon còn được giám định qua tỷ lệ % 1 số tạp chất khác như Lưu Huỳnh (S) và Photpho (P). Tỷ lệ tạp chất càng thấp, chất lượng Thép càng cao. Chúng ta có:

Thép chất lượng bình thường: Chứa 0,06% S và 0,07% P, được luyện từ lò L-D, năng suất thép cao và giá thành rẻ. Thường được dùng để chế tạo sắt thép xây dựng

Thép chất lượng tốt: Chứa 0,035% S và 0,035% P, được luyên ở lò mactanh và lò điện hồ quang. Thường được dùng để chế tạo máy móc

Thép chất lượng cao: Chứa 0,025% S và 0,025% P, được luyện ở lò điện hồ quang dùng nguyên liệu chất lượng cao

Thép chất lượng rất cao (cao đặc biệt): Chứa 0,025% P và 0,015% S, được luyên ở lò điện hồ quang, sau đó được tinh luyện tiếp tục bằng đúc chân không bằng điện xỉ

Phân loại theo mức độ oxi hóa

Dựa trên mức đổ khử oxy có triệt để hay không, chúng ta có các loại:

Thép lặng (l) là thép oxi hóa hoàn toàn, chứa 0,15-0,35% Silic(Si), có đặc điểm độ cứng cao, bền, khó dập nguội, không bị rỗ khí khi đúc nhưng có lõm lớn, không được đẹp lắm, dùng cho các kết cấu hàn chảy, thấm cacbon. (thường bỏ qua ký hiệu l)

Thép sôi (s) là thép oxi hóa kém, có đặc điểm mềm, dẻo, dễ dập nguội, không dùng thép sôi để đúc định hình, làm các kết cấu hàn chảy vì sẽ sinh bọt khí làm giảm chất lượng, ngoài ra cũng ko được dùng thép sôi để làm chi tiết thấm cacbon vì bản chất hạt lớn

Thép bán lặng (n) là thép oxi hóa nằm giữa thép lặng và thép sôi, dùng để thay thế cho thép sôi

4 loại thép được sử dụng phổ biến trong xây dựng

Thép dây – thép cuộn

Thép cuộn là loại thép dạng dây được cuốn thành hình tròn với trọng lượng dao động từ 200 – 459 kg/cuộn, trong một vài trường hợp có thể lên đến 1300 kg/cuộn. Loại thép này có bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân với đường kính thông thường là  Ø6mm, Ø8mm, Ø10mm, Ø12mm, Ø14mm. 

Thép cuộn phải đảm bảo yêu cầu về giới hạn chảy, độ bền tức thời, độ dãn dài và được xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở trạng thái nguội. Thép cuộn dùng để gia công kéo dây, xây dựng gia công, xây dựng nhà ở, cầu đường, hầm…

Thép ống xây dựng

Thép ống có cấu tạo rỗng bên trong, thành mỏng, trọng lượng nhẹ, có độ cứng vững, có thể sơn xi mạ để tăng độ bền nên được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng như làm khung nhà tiền chế, làm giàn giáo, làm đường ống dẫn nước, hệ thống cọc siêu âm trong kết cấu nền móng, trụ viễn thông, đèn chiếu sáng đô thị, trong các nhà máy cơ khí. 

Thép ống trên thị trường có 4 loại:

  • Thép ống hàn mạ kẽm: là loại thép được làm từ thép ống đen và mạ thép đều toàn bộ bề mặt. Quy trình mạ kẽm nhúng nóng luôn đảm bảo được diễn ra đúng theo quy trình và quy chuẩn để tạo nên sản phẩm có độ bền, đẹp nhất.
  • Thép ống tròn hàn đen:Thép ống có thành ống không quá dày nhưng lại có độ bền và khả năng chịu áp lực rất tốt (do kết cầu tròn), khó bị trầy xước hoặc méo mó khi có va đập, có tính đồng nhất cao và dễ dàng lắp đặt, khá linh hoạt hoạt trong sử dụng. Với đường kính từ 12.7 đến 127 mm, sản phẩm thép ống đen Hòa Phát được sử dụng phổ biến trong cơ khí, hàn kết cấu chuẩn.
  • Thép ống vuông và thép hình chữ nhật: Thép ống vuông hoặc thép ống hình chữ nhật còn được gọi chung là thép hộp, do có đặc tính và thiết kế riêng nên thường được sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng, làm giàn giáo, khung nhà,…

Thép Hình

Thép Hình là thép tạo hình chữ H, L, V, U, I, T, C, Z thép ống, thép góc… bằng các phương pháp gia công như: gia công nhiệt (Ủ, Thường hóa, Tôi, Ram), gia công cơ học nóng (Cán nóng, rèn), gia công cơ học nguội (Cán nguội, kéo, rèn dập, vuốt, tổ hợp..).

Thép hình thường được sử dụng trong các kết cấu cấu công trình, kỹ thuật để tạo ra các đòn cân trong công trình xây dựng,  chế tạo máy, cơ khí, đóng tàu, xây dựng cầu đường, nhà thép tiền chế, dầm cầu trục, bàn cân, thùng xe, có thể cả trong xây dựng dân dụng,…

  • Thép hình H là loại thép được thiết kế giống chữ H, có sự đa dạng về hình dáng và kích thước như H 100×100, H150x150, H200x200, H300x300,.. được sản xuất bằng chất liệu tốt, khá chắc chắn, chịu được áp lực nên, nên được sử dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng nhà tiền chế.
  • Thép hình U là loại thép được thiết kế giống chữ U, khá cứng chắc chắn chịu được nhiệt độ cao và chịu được lực tác động mạnh nên được dùng trong những môi trường đặc biệt được dùng để sản xuất thiết bị máy móc, thùng xe, khung sườn.
  • Thép hình chữ I tương tự như thép hình chữ H có khả năng chịu lực tốt nhưng khối lượng nhẹ hơn và chịu áp lực kém hơn thép hình chữ H cùng loại. Do đó, loại thép này thường được sử dụng trong các công trình nhà ở, các tấm chắn sàn, công trình kiến trúc cao tầng…
  • Thép hình chữ V: là loại thép góc có khả năng chịu tải, lực, độ cứng và độ bền sẽ thay đổi tùy theo yêu cầu của mình.

Thép thanh

Thép thanh còn có tên gọi khác là thép cây, gồm 2 loại thép thanh vằn và thép thanh trơn, thích hợp với các công trình xây dựng đòi hỏi cao về độ chịu uốn, dẻo dai và độ dãn dài.

Thép thanh có gân ở mặt ngoài với các đường kính thông dụng Ø32, Ø28, Ø25, Ø22, Ø20, Ø18, Ø16, Ø14, Ø12, Ø10.

Thép thanh tròn trơn có bề ngoài trơn nhẵn, chiều dài trung bình là 12m/cây với các đường kính phổ biến: Ø25, Ø22, Ø20, Ø18, Ø16, Ø14.

Một số tiêu chí chọn thép xây dựng

Khi chọn thép xây dựng cho công trình bạn hãy để ý đến một vài lưu ý như sau để tránh chọn phải thép có chất lượng thấp, hàng giả hàng nhái trên thị trường:

– Chọn thép xây dựng từ các thương hiệu có tên tuổi, uy tín: Thị trường hiện nay trôi nổi nhiều loại sắt thép kém chất lượng, bị làm giả, làm nhái từ các thương hiệu sắt thép nổi tiếng gây ảnh hưởng đến mức độ an toàn của các công trình. Do vậy, trước khi mua, bạn cần có sự lựa chọn kỹ càng.

– Xem xét tiêu chuẩn ngoại quan và chứng nhận tiêu chuẩn thép:  Khách hàng cần chú ý đến những thông tin được dập nổi theo yêu cầu của QCVN 07, bao gồm: Logo, chữ viết tắt của nhà sản xuất hoặc cả hai; ký hiệu mác thép; đường kính danh nghĩa.

Các tiêu chuẩn chất lượng cũng được chú trọng, bao gồm:

+ Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1651-2:2018

+ Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G 3112:2010

+ Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM A615/A615M-18e1

+ Tiêu chuẩn Anh: BS 4449:200+A3:2019

– Mua hàng chính hãng có tem phiếu, xuất xứ rõ ràng: Sắt thép xây dựng đạt chuẩn phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài việc mỗi bó thép hay cuộn thép phải có tem, mã vạch, QR code thì thép cần có tem phiếu được cung cấp bởi hệ thống đại lý chính hãng.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên giúp bạn đọc có thêm kiến thức về thép, hiểu rõ hơn và có lựa chọn tốt nhất cho công trình của gia đình. 

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ