Nhà mái Thái ngày càng được ưa chuộng bởi vẻ đẹp hiện đại và thanh toát. Với những nét đặc trưng như: độ dốc mái phù hợp, khả năng cách nhiệt, chống thấm và thoát nước tốt nên được rất nhiều gia đình yêu thích lựa chọn. Để nhà mái Thái phát huy tốt nhất công năng, sẽ cần một quy trình thi công chính xác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách thi công mái thái chuẩn dưới đây:
Vật liệu thi công mái Thái chuẩn
Trước khi thi công mái thái chúng ta cần tìm hiểu chi tiết về các vật liệu làm khung kèo, sau đó là phần lợp ngói thường sử dụng là ngói đất nung, ngói bê tông hoặc tôn.
Vật liệu khung kèo lợp ngói
Gỗ
Gỗ là vật liệu làm khung kèo thường sử dụng trong các công trình mang phong cách thiết kế truyền thống: mái nhà thờ họ, mái nhà cấp 4, mái đình/chùa….
Vì kèo khung gỗ sở hữu những ưu điểm sau:
- Khung gỗ mang đến độ đền cao cho mái Thái.
- Tạo ra vẻ đẹp sang trọng và tăng giá trị truyền thống cho ngôi nhà.
- Đặc tính co giãn tốt giúp tăng khả năng chống đỡ và mang đến cảm giác nhẹ nhàng hơn cho mái Thái.
Khi sử dụng gỗ làm vì kèo chúng ta cần lưu ý lựa chọn các loại gỗ tốt để tránh bị co ngót, cong vênh mối mọt nên giá thành sẽ cao.
Thép
Thép trong thi công mái Thái thường chọn thép không gỉ. Sử dụng thép không gỉ có những ưu điểm sau trong thi công vì kèo mái Thái:
- Có khả năng chống gỉ sét tốt, không cần phủ thêm sơn bên ngoài.
- Tốn ít thời gian thi công và hoàn thiện.
- Dễ vận chuyển nên sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được chi phí.
- Thép là vật liệu mang tính ứng dụng cao nên có thể dùng để thi công nhiều hình thức, kết cấu mái khác nhau.
- Thép cứng cáp và chắc chắn, giúp duy trì độ bền cho mái Thái và toàn bộ công trình.
- Trọng lượng nhẹ giúp giảm áp lực lên phần giàn móng công trình.
Bê tông
Thi công mái Thái đổ bê tông đang được nhiều gia đình lựa chọn bởi cách làm này tốn ít chi phí ngoài ra giúp công trình chống thấm tốt và cứng rắn hơn. Tuy nhiên cần lưu ý điều sau: khi làm mái bê tông vào mùa hè nhiệt độ ngoài trời cao cần thực hiện đổ liên tục để đảm bảo bê tông đạt được kết cấu tốt và chặt chẽ nhất.
Vật liệu lợp mái nhà
Ngói đất nung
Ngói đất nung sẽ được nung ở nhiệt độ cao cho tới khi có màu đỏ gạch tự nhiên bắt mắt và đạt được độ bền cao nhất. Nhờ đó mà tuổi thọ của loại mái Thái này có thể lên đến 30 năm.
Đây là vật liệu phổ biến được sử dụng trong các ngôi nhà mái Thái bởi: chất lượng ổn định, khả năng chống thấm nước tốt và giá trị thẩm mỹ cao. Giá thi công ngói đất nung sẽ khá cao so với các loại mái ngói sử dụng trong thi công mái Thái
Ngói bê tông
Ngói bê tông mang đến nét đẹp hiện đại, trẻ trung cho cả công trình, có sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, loại mái này có thể đáp ứng mọi sở thích của người dùng.
Ngói bê tông có trọng lượng nhẹ hơn ngói đất nung đến 20% nên sẽ giúp giảm độ nặng của mái nhà. Nhờ đó, quy trình lợp mái bê tông cũng trở nên dễ dàng và tốn ít công sức hơn.
Ngói tôn
Đây là loại vật liệu thi công mái Thái có giá rẻ nhất trong 3 vật liệu. Với độ bền cao, giá thành phải chăng, ngói tôn được sử dụng nhiều trong các công trình nhà xưởng, mái nhà công nghiệp,…
Cách thi công mái Thái đẹp, chuẩn
Để nhà mái Thái được chuẩn, đẹp chúng ta cần lưu ý những điều sau khi thi công:
Nắm vững lý thuyết về độ dốc mái
Độ dốc mái Thái phổ biến và lý tưởng nhất là 30 đến 35 độ. Với độ dốc này, mái Thái mới đảm bảo có được tốc độ thoát nước nhanh. Từ đó tránh được tình trạng ứ đọng gây thấm dột mái.
Xác định khoảng cách mè
Khi thi công mái Thái, bạn cần đặc biệt quan tâm đến khoảng cách mè. Cụ thể:
- Khoảng cách hàng mè đầu tiên: 34.5cm.
- Khoảng cách giữa 2 hàng mè đỉnh mái: từ 4cm đến 6cm.
- Khoảng cách giữa các thanh mè ở giữa: chia đều trong khoảng 32cm đến 34cm. Tuy nhiên, tối đa chỉ là 34cm, không được vượt qua con số này.
Chú ý đến mặt phẳng mái
- Hai cạnh của mái Thái phải vuông góc với nhau.
- Độ chênh lệch giữa các thanh mè trên cùng 1 mặt phẳng mái thấp hơn ±5cm.
Tiến hành lợp ngói chính
- Lợp ngói chính theo hình chữ công, lợp xen kẽ như kiểu lợp ngói âm dương.
- Tiến hành lợp từ phải sang trái. Viên ngói đầu tiên phải cách mép ngoài tấm ván hông tối tiểu 3cm.
- Các viên ngói phải được lợp khít sát và thẳng hàng với nhau. Để đảm bảo điều này, bạn nên dùng dây căng dọc theo mái để kiểm tra mỗi khi lợp được 10 viên.
- Để cố định viên ngói vào thanh mè, hãy dùng vít thép 6cm, tối thiểu cách 1 hàng.
Tiến hành lợp ngói rìa, ngói nóc
Đối với ngói rìa:
- 1 cạnh ngói rìa phải được ốp sát vào tấm ván hông hoặc sắt hộp 3x6cm. Cạnh còn lại phải bám sát vào sóng dương của ngói chính.
- Đầu trên của ngói rìa phải được ốp sát vào đuôi của những hàng ngói phía trên nó.
- Để cố định ngói rìa vào tấm ván hông, hãy dùng sắt hộp 3x6cm và 2 vít thép 6m.
Đối với ngói nóc:
- Sử dụng tấm lợp thay vữa (CPAC Monier) hoặc vữa dẻo để lợp ngói nóc.
- Mạch hồ vữa phải đồng đều và cao gần 2.5cm, tính từ sóng dương của ngói chính.
- Ngói nóc phải được lợp thẳng hàng và khít sát với nhau.
Phương án thi công mái Thái phổ biến hiện nay
Hiện nay thi công mái Thái có 3 phương pháp thi công phổ biến:
- Cách 1: Đổ sàn phẳng bê tông cốt thép ở cos áp mái và đổ diềm mái sau đó mới xây tường thu hồi gác vì kèo tạo độ dốc và hình thức mái rồi lợp ngói ( xử lý bê tông cốt thép)
- Cách 2: Đổ bê tông cốt thép chéo theo mái chéo
- Cách 3: Chỉ gác vì kèo và lợp ngói lên trên mà không đổ sàn bê tông cốt thép
Chúng ta sẽ đi phân tích chi tiết vào từng phương án trên nhé:
Xử lý bê tông cốt thép
Đổ sàn phẳng bê tông cốt thép ở cos áp mái sau đó xây tường thu hồi gác vì kèo lợp ngói
Ưu điểm của phương pháp này:
- Quy trình thi công dễ dàng và mang tính an toàn cao.
- Chống trộm đột nhập vào nhà bằng đường trên mái.
- Cách nhiệt và chống nóng tốt.
- Chống ồn tốt.
- Chống thấm nước tuyệt đối.
- Giúp phần áp mái không bị bám bụi và luôn sạch sẽ.
- Quá trình bảo dưỡng kèo đơn giản nhưng cần thực hiện định kỳ vì thép hộp rất dễ xuống cấp. Nếu không được bảo dưỡng kịp thời sẽ dễ bị sập mái ngói.
- Không cần tốt thêm chi phí để thi công trần thạch cao.
Nhược điểm
- Giá thầu thi công cao.
- Thời gian thi công khá dài.
- Mái dễ bị bay ngói khi có gió bão lớn xảy ra.
Đổ bê tông cốt thép mái chéo
Khi thi công mái Thái theo hình thức này nhà sẽ được đẹp hơn hơn bằng cách sử dụng ngói hoặc ngói lito bản sao.
Ưu điểm
- Chống trộm đột nhập từ đường trên mái nhà.
- Chống nóng tốt nhưng không bằng phương án 1.
- Chống ồn tốt.
- Chống thấm nước tốt.
- Tăng độ ổn định cho mái khi có gió bão lớn.
Nhược điểm
- Giá thầu thi công cao.
- Phải thi công trần thạch cao để tạo độ phẳng cho trần nhà.
- Thời gian thi công khá dài và quá trình thi công khá nguy hiểm.
- Vẫn bị lốc ngói khi có gió bão lớn xảy ra.
- Cần có nhân công đủ kinh nghiệm để hạn chế tình trạng bong tróc ngói.
- Lớp bê tông xốp dễ bị thấm dột trong tiết trời nồm của miền Bắc.
- Bề mặt bê tông phải có độ phẳng cao trước khi thi công dán ngói.
Hiện nay, người ta thường sử dụng lito rồi mới dán ngói để khắc phục được một số nhược điểm nêu trên của phương án thi công mái Thái này.
Gác kèo và lợp ngói trên
Ưu điểm:
- Chi phí thi công thấp nhất so với 2 phương án trên.
- Tốn ít thời gian thi công.
Nhược điểm
- Khả năng chống nóng kém.
- Dễ bị dột nếu như không biết cách lợp ngói chuẩn và đúng kỹ thuật.
- Phải thi công trần thạch cao để tạo độ phẳng cho trần nhà.
- Dễ bị lốc ngói khi có gió bão lớn.
Tìm hiểu thêm: Công dụng của xà gồ
Lưu ý khi thi công nhà mái Thái
Để thi công nhà mái Thái đạt được tính thẩm mỹ và độ bền cao nhất, bạn cần nắm rõ những lưu ý quan trọng sau:
- Độ dốc mái phải nên là 30 độ, cứ 1m chiều ngang thì nâng kèo lên 57cm.
- Với độ dốc 30 độ, chiều xuôi mái chỉ tối đa là 10m.
- Với độ dốc từ 45 đến 60 độ, chiều xuôi của mái sẽ không bị giới hạn.
- Độ dốc tối thiểu 22 độ sẽ giúp tăng khả năng thoát nước của mái Thái, hạn chế tình trạng ủ dột.
- Khoảng cách giữa các viên ngói cần đồng đều, không quá xa mà cũng không quá chặt.
- Khi lợp ngói rìa, viên ngói nằm ở cuối rìa phải được lợp đầu tiên và che phủ được hết những viên ngói chính ở hàng thứ nhất. Ngói rìa phải được cố định vào mè bằng cách bắt vít qua những lỗ đinh trên thân ngói.
- Nếu mặt ngói bị dính vữa khô có màu trắng, cần dùng xốp hoặc khăn mềm lau sạch. Tiếp theo, hãy dùng sơn vữa CPAC Monier cùng màu ngói chính để phủ lên các mạch vữa để tạo sự đều màu cho mái Thái.
- Khi sơn, chỉ được sơn lên các mạch hồ, vết cắt của viên ngói. Tuyệt đối không sơn lên bề mặt của viên ngói vì sẽ làm biến đổi màu sắc của chúng.
- Cần bố trí máng xối đúng cách ở tại các rãnh lưu thủy. Nếu lòng máng và cánh máng rộng, phải có gờ chống tràn nước. Tuyệt đối không dùng vữa hoặc các vật liệu khác để trét lên rãnh lưu thủy.
- Khi cắt ngói, đường cắt phải ở vị trí trên sóng dương của viên ngói.
Trên đây là chia sẻ cách để thi công mái Thái được đẹp và chuẩn nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong thi công mái Thái của gia đình. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị thiết kế thi công nhà mái Thái hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất.