Xà gồ là vật liệu được sử dụng hầu hết trong các các công trình xây dựng. Đối với các kiến trúc sư, kỹ sư chắc chắn đã rất quen thuộc với chi tiết này khi đọc kết cấu của nhà. Tuy nhiên, đối với nhiều chủ đầu tư đây là một khái niệm ít người biết. Vậy xà gồ là gì? Có những loại xà gồ thép nào? Đặc điểm, tính chất và ứng dụng của xà gồ trong xây dựng hiện đại? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Xà gồ là gì?
Xà gồ (còn được gọi là đòn tay) là một dầm hoặc thanh ngang được sử dụng để hỗ trợ kết cấu trong các tòa nhà, phổ biến nhất là trong mái nhà, công trình.
Vai trò chính của xà gồ là giúp chịu tải trọng của mái nhà như tôn hoặc ngói,…Để chịu được sức nặng này, xà gồ phải được kết hợp hỗ trợ bởi các vì kèo gốc, các bức tường xây dựng, các dầm thép.
Các loại xà gồ phổ biến hiện nay
Về cấu tạo chúng ta có 2 loại xà gồ:
Xà gồ gỗ, tre: thường dùng trong các kiến trúc xây dựng ngày xưa, tuy nhiên khi dùng xà gồ gỗ rất dễ bị cháy, mối mọt và mục gỗ. Do vậy hiện nay ngày càng ít gia đình sử dụng.
Xà gồ thép: đang dần thay thế các loại xà gồ cũ. Các loại xà gồ thép phổ biến hiện nay:
- Xà gồ C: là một thanh dầm hoặc thanh ngang được sử dụng để hỗ trợ kết cấu trong các tòa nhà, phổ biến nhất là mái nhà. Xà gồ thép C có trọng lượng nhẹ, kích thước chính xác ổn định, thẳng hoàn hảo để thi công các nhịp đơn giản. Xà gồ C ứng dụng rộng rãi trong xây dựng nhà xưởng, nhà ở, kho lưu trữ, nhà thi đấu, trung tâm mua sắm, nhà ga, sân bay,…
- Xà gồ Z: là dầm ngang được thiết kế để tạo thành các thanh nối mái và tường. Chúng có thể đục lỗ ở sườn hoặc phần mối đầu và gắn kết với nhau bằng bulong, do vậy khả năng chịu lực tốt hơn xà gồ C và dễ dàng xếp chồng lên nhau tại các khớp nối. Xà gồ Z thường được sử dụng cho các công trình có bước cột >7m.
- Xà gồ U: được thiết kế có hình dạng giống chữ U. Ưu điểm là nhẹ và bền, dễ dàng đục lỗ gia công theo quy cách khác nhau của công trình. Xà gồ chữ U được sử dụng nhiều trong các công trình có mái lợp tôn và mái có kết cấu thép.
- Xà gồ thép hộp: Đối với các công trình có sử dụng mái hiên thường sử dụng loại này. Vì thanh rỗng nên các đầu mũ được hàn vào 2 đầu của xà gồ để giữ hơi ẩm bên trong và chống mòn kim loại.
- Xà gồ thép mạ kẽm: được làm từ những tấm thép cán nóng hoặc cán nguội. Sau đó phủ một lớp mạ kẽm lên bề mặt tăng khả năng chống ăn mòn và rỉ sét ở nhiệt độ thường
- Xà gồ thép mạ hợp kim nhôm kẽm: cũng được mạ như xà gồ thép mạ kẽm, nhưng là mạ hợp kim nhôm + kẽm. Loại này có khả năng chống ăn mòn cao hơn mạ kẽm. Có tuổi thọ cao, kích thước đa dạng phù hợp với mọi loại công trình. Ngoài ra, còn tiết kiệm được chi phí bảo trì, bảo dưỡng và thân thiện với môi trường.
Ưu, nhược điểm của xà gồ
Ưu điểm
– Xà gồ gỗ, tre: có tính thẩm mỹ cao thường được sử dụng trong các công trình có kiến trúc nhà cổ.
– Xà gồ thép: có hiệu quả kinh tế cao, dễ dàng vận chuyển lắp đặt, độ chắc chắn và độ bền vững cao, vật liệu siêu nhẹ giúp làm giảm áp lực cho công trình, không mối mọt, không cong vênh, đặc biệt là không bắt lửa.
Nhược điểm
Với xà gồ gỗ, tre sẽ dễ bị mối mọt, tốn công và chi phí bảo trì. Với khí hậu ẩm gió mùa như ở nước ta sẽ dễ bị chảy sệ sau một thời gian sử dụng.
Tính toán khoảng cách xà gồ và mái
Xà gồ mái có tác dụng đỡ hệ mái phía trên, do vậy, khoảng cách giữa chúng cần đảm bảo 2 điều kiện:
– Mái cần đảm bảo ổn định, cứng cáp trong cả trường hợp có người đi lại trên mái.
– Hệ thống phải đảm bảo khả năng chịu lực và độ võng cho phép theo tiêu chuẩn.
Tùy vào tải trọng và quy cách của mái, tải trọng trần treo và nhịp của xà gồ kỹ sư sẽ tính toán và chọn khoảng cách giữa thanh xà gồ sao cho tiết kiệm mà vẫn đảm bảo. Thông thường khoảng cách xà gồ và mái sẽ rơi vào khoảng 1.0 – 1.4m.
Quy trình lắp xà gồ mái
Có 4 bước để lắp đặt xà gồ:
Bước 1: Đo thước dây từ đầu đến cuối dọc theo các vì kèo của mái nhà để xác định số lượng xà gồ sẽ cần để lắp đặt. Đo chiều rộng và chiều cao của mái nhà và ghi lại
Bước 2: Chấm một đường phấn theo chiều ngang qua mái từ trên xuống dưới. Đặt thanh đầu tiên ở phần mái xuống theo đường phấn bắt đầu ở hai góc. Chốt xà gồ bằng đinh vào từng vì kèo dọc. Nhét hai chiếc đinh cách đều nhau vào vì kèo.
Bước 3: Đặt xà gồ thứ hai theo chiều ngang ngay cạnh xà gồ thứ nhất và lắp theo cách tương tự. Tiếp tục xuống hàng cho đến khi hết hàng đầu tiên.
Bước 4: Di chuyển hai chân xuống mái và kẻ một đường phấn ngang. Lắp hàng xà gồ thứ hai giống như hàng đầu tiên, cắt đoạn cuối cho vừa. Chấm đường phấn thứ ba xuống hai chân nữa và tiếp tục đi xuống phần mái cho đến khi nó được phủ hết xà gồ. Kiểm tra lại để chắc chắn rằng tất cả đã có đinh cố định và tất cả các thanh xà gồ đã được gắn chặt vào xà nhà.
Những lưu ý khi thi công xà gồ
Khi thiết kế xà gồ cần chú ý đến điểm sau:
– Trọng lượng mái: Xà gồ cần thiết kề phù hợp với trọng lượng mái. Nếu tấm lợp mái nhẹ thì chỉ cần dùng ít xà gồ với khoảng cách thưa để tiết kiệm chi phí, ngược lại nếu tấm lợp nặng chúng ta cần sử dụng nhiều xà gồ.
– Xà gồ cần cân đối tỉ lệ 1/32 giữa chiều dài so với độ sâu.
– Khoảng cách giữa các xà gồ tường và xà gồ mái thường là 4 – 6 fit (tương ứng từ 1,2 – 1,8 mét)
– Tấm lợp mái được dùng như một màng chắn gió cùng với một hệ thống giằng ngang bên dưới
– Thanh treo cần được trang bị cho toàn bộ chóp mái và phải cân bằng tương ứng phía đối diện của các chóp mái.
– Đòn đỉnh mái cần được gắn chặt với nhau ở các điểm khác dọc theo chiều dài của của chúng.
– Việc sử dụng xà gồ cần xem xét yêu cầu của từng loại công trình để sử dụng cho hợp lý
Trên đây là những chia sẻ về xà gồ là gì? cũng như những thông tin bạn cần năm kỹ khi thiết kế thi công. Nếu bạn đang cần thiết kế, thi công công trình đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.