Hướng dẫn quy trình đóng cọc tre làm móng nhà

Đóng cọc tre làm móng là phương pháp giúp tăng khả năng chịu tải và ổn định của móng nhà cho những khu vực có địa hình đất yếu hoặc dễ lún. Phương pháp đóng cọc tre được sử dụng phổ biến ở miền Bắc, trong miền Nam thường sử dụng cọc tràm để gia cường móng. Để hiểu hơn về biện pháp tăng khả năng chịu tải của móng này cùng MaxHome tìm hiểu dưới đây: 

Điều kiện áp dụng biện pháp đóng cọc tre khi làm móng nhà

Đóng cọc tre là biện pháp thi công giúp tăng cường khả năng chịu tải của nền đất và đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ công trình.

Cọc tre thường được sử dụng ở những vùng đất ngập nước, luôn luôn ẩm ướt bởi trong môi trường đó cọc tre sẽ có tuổi thọ khá cao từ 50 – 60 năm. Nếu cọc tre nằm trong vùng đất khô hoặc lúc ướt lúc khô thì cọc sẽ bị mục nát rất nhanh, điều này khiến nền đất sẽ bị yếu hơn. Ngoài ra, với những vùng đất cát chúng ta cũng không nên sử dụng cọc tre vì đất cát không giữ được nước. Tuy nhiên có thể đóng cọc tre trong nền đất sét có nước.

Ưu nhược điểm của cọc nhà làm bằng tre

Ưu điểm

  • Giá thành thu mua rẻ, thời gian trồng khá ngắn khoảng 2 năm có thể thu hoạch.
  • Dễ trồng do không yêu cầu quá nhiều về điều kiện môi trường sống nên nguồn tre luôn dồi dào, sẵn sàng đáp ứng được nhu cầu thị trường. Đặc biệt tre là nguyên liệu thân thiện với môi trường.
  • Sử dụng cọc tre giúp cải thiện độ kết dính của đất giảm hệ số rỗng và tăng khả năng chịu tải của nền đất
  • Cọc tre thích hợp cho các công trình xây dựng tại những khu vực nhỏ và hẹp.
  • Cọc tre gia cố có thể đạt cường độ đất nền 6 – 7 tấn/m2

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nén dọc của tre không đạt tiêu chuẩn
  • Vỏ ngoài tre trơn, không thấm nước gây khó khăn trong việc bám dính
  • Khi đóng cọc cần sử dụng tre tươi, không để khô để tăng hiệu quả
  • Chú ý chọn tre thẳng, tránh tre quá cong vênh.

Quy trình làm móng nhà bằng cọc tre đúng kỹ thuật

Các bước thi công đóng cọc tre gia cường móng

  • Đào đất
  • Đóng cọc tre
  • Rải một lớp vỏ bao hoặc nylon
  • Đặt cốt thép và đổ bê tông (dạng móng bè)

Bố trí cọc

Có 2 cách bố trí cọc tre phổ biến như sau:

Bố trí cọc tre theo ruộng cọc: Cách bố trí này phù hợp với xây dựng móng bè, móng đơn. Cọc tre sẽ được đóng từ vòng biên đóng vào, chiều đi theo hình xoắn ốc và theo chiều kim đồng hồ.

Bố trí cọc theo ruộng cọc

Bố trí cọc theo luống: Cọc tre được đóng từng luống riêng biệt và chiều đi của luống cọc cũng đi từ vòng biên vào giữa, theo hình xoắn ốc và chiều kim đồng hồ.

Bố trí cọc theo luống cọc

Thi công hạ cọc

Có 2 phương pháp thi công hạ cọc:

Hạ cọc thủ công bằng tay: 

  • Sử dụng vồ gỗ rắn loại trọng lượng 8 – 10 kg cho 1 hoặc 2 người để đóng cọc xuống nền đất.
  • Trong quá trình đóng, cần bịt đầu cọc bằng sắt để tránh làm dập nát đầu cọc.
  • Cọc đóng xong phải cưa bỏ phần dập nát ở đầu cọc
  • Nếu đầu cọc đã nát mà cọc chưa xuống sâu thì nhổ bỏ
  • Với nền đất bùng nhùng khi hạ cọc cần kết hợp với gia tải và rung lắc để cố định cọc. Tuy nhiên phương pháp thi công này khá vất vả và đòi hỏi nhiều công sức lẫn thời gian.

Hạ cọc bằng máy: đây là phương pháp đóng cọc tre hiện đại được sử dụng phổ biến hiện nay

  • Sử dụng gầu máy hoặc búa máy được cải tiến để ép cọc
  • Máy nén khí được sử dụng để cung cấp áp lực nén khoảng 4 – 8 atm, đủ để đáp ứng cho 5 – 6 máy đóng cọc tre hoạt động đồng thời.
  •  Phương pháp này có ưu điểm là thi công nhanh, nhẹ nhàng hơn và có thể đóng cọc tre trong hố móng có kích thước dưới 20cm nước.

Tìm hiểu thêm:

Tiêu chuẩn lựa chọn cọc tre để làm móng nhà

– Tre dùng trong đóng cọc gia cường móng nhà phải là tre đặc (tre đực) già trên 2 năm tuổi, thẳng và tươi, đường kính tối thiểu phần gốc phải trên 6cm (thường từ 70-100mm), độ dày ống tre không được nhỏ hơn 10mm, không cong vênh quá 1cm/1 mét dài cọc. Nếu tre rỗng thì ống tre có độ dày tối thiểu từ 10 – 15mm, khoảng trống trong ruột tre càng nhỏ càng tốt.

– Khoảng cách giữa các mắt tre không nên quá 40cm.

– Đầu trên của cọc tre (luôn lấy về phía gốc) được cắt vuông góc với trục cọc và cách mắt tre 50mm, đầu dưới vát nhọn trong phạm vi 200mm và cách mắt tre 200mm để làm mũi cọc.

– Mỗi cọc tre dài từ 2 – 3m. Chiều dài cọc tre cắt dài hơn chiều dài thiết kế 20-30cm.

Những lưu ý về kỹ thuật khi đóng cọc tre móng nhà

– Cọc phải được dựng thẳng trước khi đóng và trong quá trình đóng cọc tre cũng phải luôn giữa thẳng cọc và đóng theo hướng thẳng đứng, không được để nghiêng.

– Tránh làm vỡ đầu cọc trong quá trình đóng, đầu cọc cần được lót bằng tấm đệm.

– Trong quá trình đóng cọc tre, chỉ được đóng một cọc một.

– Đóng cọc phải đạt được độ chối tối đa. Cần chú ý đến công tác đóng thử cọc nếu muốn đạt được yêu cầu này.

– Đóng cọc xong, nếu thấy đầu cọc bị vỡ thì cần cắt bỏ phần đầu cọc đi. Hoặc đầu cọc ở trên mực nước ngầm thì cũng cần cắt bỏ phần đầu cọc trên mực nước ngầm đi.

– Các cọc phải được phân bố đều trên diện tích móng.

– Khi vát nhọn cọc thì chỉ cần vát đầu trên chiều dài 10 – 15cm.

– Đóng cọc theo thứ tự từ ngoài vào trong, đi theo đường xoắn ốc.

– Mật độ đóng cọc tre thông thường là 16 – 25 cọc/m2, khoảng cách giữa các cọc là 20 – 25cm

Trên đây là những kiến thức về quy trình đóng cọc tre khi làm móng nhà. Hy vọng những kiến thức trong bài viết giúp ích cho bạn trong thực tế công trình của mình.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ