Không thể phủ nhận rằng chất liệu Acrylic đang ngày càng được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến khi tạo ra những sản phẩm nội thất mang tính thẩm mỹ cao. Acrylic là gì? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm bởi không phải ai cũng am hiểu về loại vật liệu này. Hãy cùng Maxhome đi tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của Acrylic và ứng dụng tuyệt vời của chúng qua bài viết dưới đây!
I. Chất liệu Acrylic là gì?
Ở Việt Nam, chất liệu Acrylic hay còn được gọi là Mica, là một loại vật liệu nhựa có tên khoa học là Poly Methyl Methacrylate (PMMA). Loại vật liệu này được tinh chế từ dầu mỏ với nhiều ưu điểm vượt trội.
Trong sản xuất nội thất, Acrylic được sử dụng với vai trò là chất liệu bề mặt trên cốt gỗ công nghiệp, điển hình như gỗ HDF, MFC, MDF,…
Chất liệu Acrylic có hơn 50 màu sắc khác nhau nhưng màu trong suốt vẫn được ưa chuộng và ứng dụng phổ biến hơn cả. Các loại vật liệu được làm từ Acrylic nhiệt dẻo có khả năng xuyên thấu và chịu được tác động của nhiệt độ cao. Bởi vậy, Acrylic được xem là loại vật liệu mang phong cách hiện đại sang trọng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực và luôn đứng đầu về độ bền cao.
Mang độ bền cao, bề mặt bóng mịn lại dẻo dai nên chất liệu Acrylic ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Chất liệu Acrylic ra đời chính là thành quả của khoa học công nghệ hiện đại ngày nay trở thành giải pháp hoàn hảo thay thế cho các nguồn vật liệu tự nhiên đang dần trở nên khan hiếm.
Ngày này chất liệu Acrylic được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như sản xuất đồ nội thất, tấm trang trí, biển quảng cáo,…
Về cơ bản, tấm Acrylic có cấu tạo ít nhất là 3 lớp, đó là:
- Nhựa ABS.
- Lớp nhựa trong.
- Lớp phủ ngoài chống trầy xước.
II. Đặc điểm của chất liệu Acrylic
Là loại chất liệu được sản xuất bằng khoa học công nghệ cao Acrylic mang trong mình rất nhiều những đặc điểm nổi bật như:
- Tính bóng gương cao, nhẵn mịn mang đến sự trẻ trung, hiện đại và sang trọng cho không gian nội thất.
- Trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với các loại chất liệu bóng gương khác như kính, gương,… giúp cho việc vận chuyển, thi công và lắp đặt thêm dễ dàng hơn. Đồng thời Acrylic còn dễ dàng uốn ép tạo nên sản phẩm có hình dáng ấn tượng và độc đáo.
- Chất liệu Acrylic thường được dán lên bề mặt code gỗ công nghiệp bằng loại keo dán chuyên dụng để đảm bảo độ bền, chắc chắn cho sản phẩm.
- Đồng thời Acrylic còn có khả năng chống trầy xước tốt, vệ sinh dễ dàng giúp cho sản phẩm nội thất luôn giữ được độ bền, đẹp.
III. Ưu nhược điểm của chất liệu Acrylic
1. Ưu điểm
- Màu sắc phong phú và đa dạng: Có khoảng 50 màu từ màu trơn đến họa tiết vân gỗ tinh tế, sang trọng. Do đó, vật liệu Acrylic ứng dụng với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau.
- Không bị bay màu trong quá trình sử dụng.
- Chịu nhiệt cao, có khả năng chống tia cực tím.
- Không bị cong vênh, mối mọt hay co ngót khi sử dụng.
- Dễ dàng tạo hình, thi công và vận chuyển sản phẩm.
- Thân thiện với môi trường, an toàn và không gây độc hại cho sức khỏe.
2. Nhược điểm
- Giá thành khá cao vì được sản xuất trên dây chuyền hiện đại.
- Máy móc gia công tiên tiến, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao.
- Không phù hợp với không gian kiến trúc Cổ điển.
IV. Phân loại tấm Acrylic
1. Tấm Acrylic trong suốt
Tấm Acrylic trong suốt thoạt nhìn giống thủy tinh song có nhiều đặc điểm nổi trội hơn. Chúng không dễ vỡ như thủy tinh nên chịu tác động từ môi trường rất tốt. Trọng lượng nhẹ, thi công, lắp đặt dễ dàng. Ngoài ra, chất liệu này có màu sắc đa dạng, bắt mắt với độ bên màu sản phẩm lên tới 30 năm.
2. Tấm Acrylic bóng gương
Với bề mặt bóng gương, Acrylic có khả năng chống trầy xước tối đa. Mẫu mã đẹp, mặt sơn mịn phẳng hơn các màu sơn phủ thông thường. Bảng màu phong phú với hơn 50 màu từ trơn đến họa tiết. Vì vậy, vật liệu Acrylic bóng gương được nhiều gia đình ưa chuộng sử dụng, mang đến những không gian sang trọng, hiện đại.
V. Tính ứng dụng
Với nhiều ưu điểm vượt trội, nên chất liệu Acrylic được ứng dụng phổ biến trong thiết trong ngành công nghiệp. Có thể kể đến như bàn ghế gỗ công nghiệp phủ Acrylic, giường ngủ, cửa, tủ, kệ, vách ngăn,…
Acrylic cũng được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, xây dựng như chống ồn, chống nóng, lấy ánh sáng, nhạc cụ, điện tử, hàng hải. Trong ngành nội thất nó được sử dụng làm các đồ gia dụng thông dụng như bàn ghế, giường tủ… đến những đồ nội thất sử dụng trong những môi trường có độ ẩm cao như tủ bếp, vách ngăn, cửa nhà vệ sinh…
Ngoài ra Mica còn được làm kệ trưng bày, kệ quảng cáo, biển chức danh, bục phát biểu…sử dụng làm hồ cá, công viên đại dương, và thú vị hơn nữa là mica có thể được khắc để làm các sản phẩm làm quà tặng như móc chìa khóa, khung ảnh…
Quá nhiều những ứng dụng tuyệt vời của loại vật liệu này, bạn hãy chiêm ngưỡng một số hình ảnh về ứng dụng vật liệu Acrylic dưới đây:
Mong rằng với những thông tin Maxhome chia sẻ trên bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về vật liệu Acrylic cũng như đặc điểm và tính ứng dụng của chúng trong thiết kế nội thất. Nếu bạn cần tư vấn hay đã có được sự lựa chọn phù hợp cho không gian nội thất nhà mình hãy liên hệ ngay đến Maxhome để chúng tôi giúp bạn hoàn thành ý tưởng nhé!