Đánh bay nỗi lo đồ gỗ bị mốc đơn giản và hiệu quả

Trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam, đồ gỗ rất dễ bị nấm mốc. Việc này không chỉ làm đồ nội thất dễ xuống cấp, gây mất thẩm mỹ mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây hại đến sức khỏe người sử dụng. Hãy tham khảo cách đánh bay nấm mốc cực kỳ đơn giản mà Maxhome sẽ chia sẻ ngay dưới đây nhé!

I. Nguyên nhân gây đồ gỗ bị mốc

Dù đã vệ sinh đồ gỗ thường xuyên nhưng bạn vẫn thấy bề mặt gỗ xuất hiện nấm mốc? Bạn không biết nguyên nhân của hiện tượng này do đâu? Dưới đây là lý do khiến đồ gỗ nhà bạn bị mốc.

1. Bố trí đồ nội thất không hợp lý

Mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm ở Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 70 – 80%, đặc biệt vào những ngày mưa hoặc những ngày mùa xuân nồm ẩm. Thông thường độ ẩm có mức độ cao hơn một mức nhất định ở những vị trí như sau tường, góc nhà… Vì thế, nếu bố trí nội thất không hợp lý sẽ dễ dàng gây ra hiện tượng đồ gỗ nấm mốc.

Các bào tử nấm lơ lửng trong không khí. Chúng sẽ bám lên bề mặt gỗ và khi gặp nhiệt độ thích hợp. Bào tử nấm sẽ phát triển thành nấm mốc. Môi trường sống lý tưởng của nấm mốc là những nơi có độ ẩm cao. Vì thế nếu không muốn đồ gỗ bị ẩm mốc, bạn cần tránh kê đồ đạc ở những vị trí khuất gió, khuất nắng.

2. Không được xử lý chống thấm

Một số vật dụng làm từ gỗ ép rất dễ bị mốc. Chính vì lẽ đó mà các nhà sản xuất đã xử lý thêm vật liệu chống ẩm để giúp nội thất gỗ không bị mốc trắng tấn công. Nếu đồ gỗ công nghiệp nhà bạn hơi tí là bị mốc. Điều này chứng tỏ sản phẩm không được xử lý chống ẩm phù hợp.

3. Vệ sinh không đúng cách

Để đồ gỗ được bền đẹp, bạn cần vệ sinh đúng cách. Chỉ nên dùng khăn khô, mềm hoặc khăn ẩm để vệ sinh. Không dùng khăn ướt vì chúng sẽ làm đồ gỗ nhanh bị mốc hơn.

II. Những bước chuẩn bị trước khi vệ sinh đồ gỗ

Để tránh lây lan nấm mốc sang các vật dụng khác. Bạn cần thực hiện các bước làm sạch cơ bản sau:

Bước 1: nên đeo mặt nạ, khẩu trang để tránh nấm mốc độc hại xâm nhập vào cơ thể, nhất là phổi. Sử dụng thêm găng tay nếu sử dụng thuốc chống mốc gỗ.

Bước 2: làm sạch nội thất gỗ bị mốc ở không gian thông thoáng, rộng rãi. Tốt nhất là mang ra ngoài trời để không làm phát tán bào tử nấm.

Bước 3: vệ sinh bụi bẩn và nấm mốc bám trên bề mặt gỗ bằng khăn mềm, ẩm nhẹ.

III. Cách xử lý mốc đồ gỗ đơn giản, hiệu quả

Khi phát hiện nội thất gỗ bị nhiễm mốc, gia chủ cần xử lý càng sớm càng tốt. Những phương pháp tốt nhất để tiêu diệt nấm mốc bám trên đồ gỗ là:

1. Phơi nắng

Một trong những phương pháp loại bỏ ẩm mốc hiệu quả trên mọi chất liệu chính là ánh nắng từ tự nhiên. Nguồn năng lượng vô biên này mang đến hiệu quả loại bỏ các vết nấm mốc và mùi hôi hiệu quả. Không những thế, phương pháp này còn tiết kiệm chi phí, an toàn và dễ thực hiện. Bạn có thể chọn những ngày trời nắng ráo để mang đồ gỗ trong nhà ra phơi nắng liên tục vài giờ. Đồng thời, bạn có thể áp dụng phương pháp này để phòng ngừa tình trạng ẩm mốc trên đồ gỗ.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý tới nhiệt độ của ánh nắng mặt trời, tránh phơi dưới nắng quá nóng gắt để đảm bảo cho đồ gỗ không bị nứt hoặc cong vênh.

2. Thường xuyên lau chùi

Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng chúng ta lại thường hay làm sai cách. Chú ý sử dụng khăn mềm hoặc bọt biển thấm nước hoặc các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho đồ gỗ đã vắt kỹ nước để lau, sau đó lau khô lại một lần nữa.

Tuyệt đối không dùng khăn quá ướt hay các chất tẩy rửa quá mạnh vì nó sẽ làm phai màu sơn bóng, nước ngấm khiến đồ gỗ nhanh xuống cấp, hỏng hóc. Thường xuyên lau chùi cẩn thận sẽ giúp hạn chế khả năng sinh sôi của các loại vi khuẩn, giảm thiểu tình trạng đồ gỗ nấm mốc.

3. Phủ sơn mới lên đồ gỗ bị mốc

Một biện pháp cũng khá đơn giản giúp làm sạch đồ gỗ bị nấm mốc là đánh bóng gỗ, sau đó phủ lớp sơn mới. Bạn có thể dùng giấy ráp để đánh bóng nội thất gỗ. Sau đó đem phơi dưới nắng. Phơi xong thì phủ một lớp sơn chống ẩm để bảo vệ gỗ không bị ẩm mốc, mối mọt.

4. Sử dụng giấm gạo

Nếu thấy đồ đạc nhà mình bị mốc, bạn hãy xịt giấm gạo lên toàn bộ bề mặt gỗ. Sau đó dùng khăn mềm lau sạch đi những vết mốc trắng. Tính axit của giấm gạo sẽ “đánh bay” nấm mốc chỉ trong giây lát. Để tiêu diệt sạch sẽ vi khuẩn còn sót lại, bạn nên đem đồ gỗ đi phơi nắng vài tiếng.

5. Sử dụng rượu Vodka

Ngoài dùng hỗn hợp nước và giấm, bạn có thể loại bỏ nấm mốc bằng rượu Vodka rất đơn giản. Chỉ cần cho một ít rượu Vodka loại rẻ tiền vào trong một bình xịt và phun nhẹ lên toàn bộ bề mặt gỗ rồi phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời là bạn đã có thể làm sạch mốc rất hiệu quả.

6. Sử dụng những nguyên vật liệu tự nhiên

Rất nhiều vật quen thuộc xung quanh ta, trong tự nhiên có tác dụng như một chất chống ẩm thiên nhiên mà không phải ai cũng biết.

Lá trà, bã cà phê, vôi hay báo giấy là những “trợ thủ đắc lực” giúp bạn xử lý đồ gỗ nấm mốc một cách nhanh chóng.

Lá trà: Đặt lá trà vào trong một túi vải xô hoặc dùng báo gói lại, đặt tản ra các góc của tủ hoặc chân bàn, ghế để hút ẩm, khử mùi mà không có tác dụng phụ.

Bã cà phê: Bã cà phê có tác dụng kép vừa hút ẩm vừa khử mùi ẩm mốc. Cà phê sau khi dùng xong, lấy bã phơi khô đặt trong túi vải xô buộc chặt là đã trở thành một túi chống ẩm hiệu quả mà cực đơn giản rồi.

Báo: Phủ một lớp báo dưới đáy tủ, dán báo ở mặt trong hoặc mặt ngoài, nơi tiếp xúc với tường sẽ giúp chúng phát huy công dụng có thể hút ẩm, chống mốc hiệu quả.

7. Sử dụng hoá chất tẩy mốc

Khi các phương pháp nêu trên không thật sự hiệu quả, bạn có thể mua sản phẩm tẩy mốc tại các cửa hàng, siêu thị và cửa hàng đồ gỗ và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng được in trên sản phẩm. Trong quá trình thao tác, bạn đừng quên trang bị thêm các dụng cụ bảo hộ như khẩu trang, găng tay, kính đeo mắt tránh hoá chất không tốt dây bắn vào người làm tổn thương.

IV. Một số biện pháp chống mốc cho đồ gỗ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên lưu ngay một số cách phòng tránh nội thất gỗ bị ẩm mốc để không phải tốn kém về sau.

1. Lựa chọn vị trí kê đồ nội thất hợp lý

Để giảm thiểu nguy cơ đồ gỗ bị mốc, bạn nên kê đồ đạc cách tường ít nhất 1cm. Không kê sát tường để tránh bị ẩm mốc. Đối với tủ gỗ, bạn không nên đặt chúng ở những khu vực có độ ẩm cao như phòng ăn, phòng vệ sinh,…

2. Vệ sinh đúng cách

Thường xuyên làm sạch nội thất gỗ đúng cách. Giẻ lau không được thấm nhiều nước. Phải giữ tủ gỗ luôn khô thoáng. Những hôm nào trời có nắng thì nên mở các cánh cửa gỗ để tạo sự thông thoáng cho nhà.

3. Sử dụng sơn chống ẩm mốc

Sơn phủ chống phai màu, ẩm mốc cho vật liệu gỗ

Điểm cộng của sơn chống ẩm mốc cho gỗ là tính năng kháng khuẩn cao, không cho nấm mốc có điều kiện để sinh sôi nảy nở. Nó như một lớp màng bảo vệ bề mặt gỗ khỏi bị vi khuẩn tấn công. Loại sơn này vừa dễ mua, giá thành rẻ mà lại giảm được độ ẩm trong phòng.

Bên trên là những cách “đánh bay” nấm mốc cho đồ gỗ khá đơn giản mà lại hiệu quả, an toàn đúng không các bạn? Mong rằng với những thông tin hữu ích mà Maxhome chia sẻ sẽ giúp đồ gỗ nhà bạn được bảo vệ một cách tốt nhất và luôn bền đẹp theo thời gian.

CTY CP KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 287 Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh
  • Miền Tây: Số nhà L27-01 khu dân cư Ngân Thuận – Bình Thuỷ – Tp Cần Thơ
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ