Cách đan sắt dầm móng nhà đảm bảo kỹ thuật bạn nên biết

Đan sắt dầm móng là một trong các quy trình vô cùng quan trọng giúp cho căn nhà của bạn trở nên chắc chắn. Đây là giai đoạn được các gia chủ hết sức lưu tâm đến vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết giữa đất nền và các bộ phận của dầm móng. Kỹ thuật thi công đan sắt dầm móng yêu cầu những kỹ sư có kinh nghiệm và kỹ năng cao. Cùng MaxHome tìm hiểu cách đan sắt dầm móng đúng kỹ thuật trong bài viết dưới đây:

Móng nhà là gì?

Móng nhà là phần nằm dưới đáy móng chịu phần lớn trọng tải của công trình và nằm khuất dưới mặt đất thiết kế. 

Móng có thể được làm từ nhiều loại vật liệu như gạch, đá, bê tông, bê tông cốt thép. Cấu trúc của móng nhà sẽ khác nhau đối với các loại đất khác nhau. Ví dụ: Khi thi công móng nhà trên đất yếu và xốp cấu trúc móng cần được thiết kế sẽ khác biệt so với khi xây trên đất rắn và cao.

Khi thi công móng cần đảm bảo các yếu tố sau: 

  • Bền vững, ổn định, không trượt, không nứt, lún đều, hình thức phù hợp với từng loại đất
  • Vật liệu dùng phù hợp, đảm bảo lâu bền, chống được sự xâm lược của nước trong đất
  • Kết cấu hợp lý, thi công đơn giản, giá thành rẻ.

Tìm hiểu: Các loại móng nhà phổ biến hiện nay

Cách đan sắt dầm móng nhà đảm bảo chất lượng đúng kỹ thuật

Bố trí sắt sàn 2 lớp

Đan sắt dầm móng sàn 2 lớp sẽ bao gồm: một lớp trên và một lớp dưới. Trong đó:

  • Lớp dưới chịu lực mô men âm
  • Lớp trên chịu lực mô men dương

Khi đan sắt dưới, sắt chịu lực được bố trí theo phương cạnh ngắn. Sắt phân bổ được bố trí vuông góc với sắt chịu lực dọc theo phương còn lại.

Sắt lớp trên là sắt mũ chịu momen âm cắt tại 1/4 cạnh ngắn. Được đặt vuông góc sắt mũ và nằm dưới sắt mũ. 

Lớp sắt dưới sau khi buộc xong thì tiến hành kê con kê, tạo lớp bê tông bảo vệ cho sàn. Giữa 2 lớp sắt được phân cách với nhau bằng “thép chân chó” hoặc “cục kê bê tông” để đảm bảo chiều cao làm việc của sàn theo tính toán.

Đan sắt móng thường áp dụng với các công trình nhỏ, công trình eo hẹp về kinh tế.

Thông thường, người ta sẽ bố trí 2 lớp sắt thép sàn chạy song song, dễ thi công, không phải cắt nhiều lần, dễ kiểm soát khối lượng và thi công.

Các lưu ý khi đan sắt dầm móng nhà trước khi đổ bê tông

Đan sắt dầm móng tại các công trình nhà ở hiện nay vẫn còn sơ sài và khá đơn giản, do tính chủ quan trong quá trình thi công và thiếu sự giám sát chặt chẽ. Vì vậy khi đan sắt cần lưu ý những điểm sau:

Đan sắt móng nhà với cục kê trước khi đổ bê tông

Theo đúng kỹ thuật xây dựng, cục kê là cục bê tông M100 có kèm dây kẽm buộc vào cốt thép để di chuyển. Thực tế khi thi công bên ngoài công trường thì lại dùng  đá 10 x 20 mm để kê sàn là sai. Vì phần đá 10 x 20 chỉ định vị nhất thời cốt thép dầm sàn, khi dịch chuyển hoặc đổ bê tông dẫm đạp lên nhiều thì phần đá sẽ bị mất vị trí và cốt thép rơi xuống sát cốp pha. Điều này khiến lớp bê tông bảo vệ không còn nữa hoặc còn rất ít. Vì vậy, tuyệt đối không nên dùng đá 10 x 20 để kê sàn.

Cách bố trí kê thép dầm sàn rất quan trọng nên cần chú ý với sàn vệ sinh, sàn sân thượng và sàn mái. Những loại sàn này thường tiếp xúc nước hoặc nắng nóng nên dễ bị thấm. Do vậy phải hạn chế đến mức thấp nhất với trường hợp xuất hiện vết nứt do kê sàn.

Sắt kê mũ trong đan sắt dầm móng

Sắt kê mũ hay còn gọi là thép chân chó giống như cục bê tông có tác dụng tạo nên khoảng hở giữa 2 lớp mũ và thép sàn dưới.

Do thi công chủ quan nên thực tế rất ít khi nhìn thấy thép kê mũ ở các công trình dân dụng.

Việc không sử dụng “thép chân chó” kê thép mũ chụp sàn thường dẫn tới 2 lớp thép: lớp thép trên gọi là mũ sàn và lớp thép dưới sàn gần như sát vào nhau. Khi ta đi lại dẫm đạp nhiều, khiến cho sơ đồ chịu lực của thép sàn không còn đúng như thiết kế ban đầu, mà hệ quả của nó có thể dẫn đến nứt sàn hoặc võng sàn.

Đối với sàn nhỏ, tải trọng tác dụng lên sàn ít thì hậu quả ít ảnh hưởng đến quá trình thi công.

Vai trò của đan sắt dầm móng trong thi công nhà ở

Đan sắt dầm móng đóng vai trò rất quan trọng trong kiến trúc của ngôi nhà. Dưới đây là một số vai trò mà sắt dầm móng đảm nhiệm:

– Luôn phân bổ đều tải trọng xuống nền móng

– Giảm thiểu lệch điểm nút ở chân cột hoặc chống xoay

– Tăng độ cứng và giảm lực tác động 

– Hạn chế tối đa độ biến dạng của sàn nhà

– Đảm bảo tính bền vững cho công trình, kết nối với nền móng tạo thành một hệ thống thống nhất và chặt chẽ

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện quá trình đan sắt dầm móng nhà một cách chính xác. 

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ