Kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp chuẩn nhất hiện nay

Đan sắt đổ mái 2 lớp là một trong những quy trình vô cùng quan trọng và tương đối phức tạp. Do vậy, khi đan sắt bạn cần đảm bảo thao tác chuẩn giúp giữ vững kết cấu công trình, tránh xảy ra các hiện tượng lún sập do tác động của ngoại cảnh. Cùng Maxhome tìm hiểu chi tiết kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp dưới đây:

Tại sao nên đan sắt đổ mái 2 lớp

Bê tông tươi có khả năng chịu lực, chịu nén tốt, tuy nhiên, khả năng chịu kéo lại hạn chế. Cho nên, bắt buộc khi đổ mái, người ta phải xếp thêm lớp sắt thép để gia tăng khả năng chịu kéo, đảm bảo tính ổn định cho kết cấu chung.

Với các công trình nhà 1 tầng có thể sử dụng sắt thép 1 lớp. Tuy nhiên khi yêu cầu về khả năng chịu lực, chịu nén cao hơn bắt buộc phải thực hiện đan sắt đổ mái 2 lớp mới đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Với kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp làm tăng độ cứng của bê tông, ngăn chặn tình trạng nứt gãy, sập mái khi sử dụng. Mặt khác, kết cấu này làm tăng độ bền cho công trình, chịu nhiệt, chịu lực ổn định. Nhất là các công trình có kiến trúc mái cầu kỳ, bắt buộc phải sử dụng đến các kỹ thuật đan sắt nhiều lớp mới thực hiện được.

Cấu tạo của lớp sắt đổ mái 2 lớp

Lớp thép trên

Lớp thép trên đóng vai trò chịu momen âm, đặt tại vị trí vuông góc, nằm dưới thép mũ. Thép mũ chịu momen âm, cắt tại cạnh ngắn 1/4L. Cách bố trí này phù hợp cho công trình nhỏ, hạn chế kinh phí

Lớp thép dưới

Lớp thép dưới chịu momen dương, là khung thép chịu lực được bố trí theo phương ngang của cạnh ngắn, vuông góc với phương dọc của cạnh dài. Sau khi hoàn thiện lớp thép bên dưới, người ta sử dụng con kê bê tông nhằm tạo ra khoảng cách lý tưởng giữa nền bê tông và lớp thép. Đến lớp thép thứ hai, người ta sử dụng sắt kê mũ (chân chó) để tạo chiều cao giữa 2 lớp thép và lớp thép thứ 2 với bề mặt sàn.

Công trình nên thực hiện đan sắt đổ mái 2 lớp

Trong điều kiện xây nhà cấp 4 bình thường, đổ mái 1 lớp sắt thép là đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, nếu công trình đòi hỏi khả năng chịu lực, chịu nén cao, bắt buộc phải dùng tới kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớn. Chẳng hạn như:

  • Công trình yêu cầu tải trọng lớn: nhà cao tầng, nhà xưởng, trung tâm thương mại
  • Công trình xây dựng trên địa chất phức tạp: Nền đất yếu, dễ sụt lún
  • Công trình có kết cấu mái phức tạp: mái dốc, mái vòm, mái Thái, mái Nhật, mái châu Âu…
  • Công trình yêu cầu cao về độ an toàn: biệt thự, chung cư, nhà ở cao tầng, bệnh viện, trường học

Ngay cả khi bố trí nhà thấp tầng, nếu như điều kiện kinh tế cho phép, bạn vẫn nên thực hiện kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp. Hoặc trong trường hợp quỹ đầu tư hiện tại chưa cho phép nhưng mong muốn tương lai xây cao tầng, nên đổ mái chắc chắn để tiết kiệm khoản phí về sau.

Kỹ thuật bố trí đan sắt mái 2 lớp

Khi thực hiện đan sắt mái 2 lớp cần phải được tư vấn cẩn thận từ các kỹ sư giàu kinh nghiệm, bởi công trình khác nhau sẽ có yêu cầu về khả năng chịu lực, chịu kéo khác nhau. Điều này sẽ quy định trực tiếp đến số lượng và chủng loại thép sử dụng.

Phổ biến hiện nay có 2 cách bố trí sàn thép:

  • Bố trí theo 1 phương: Thông thường, sàn thép được uốn theo 1 phương. Trường hợp đặc biệt thép được bố trí theo 2 phương (bao gồm 1 phương chính với độ uốn lớn, 1 phương phụ). Liên kết dầm nhỏ hơn 2 cạnh đối diện.
  • Bố trí theo 2 phương: Độ uốn của 2 phương gần như nhau tạo nên hình dáng so le. Liên kết dầm lớn hơn 2 cạnh đối diện.

Dù thực hiện kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp 1 phương hay 2 phương vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ chặt chẽ theo thiết kế được phê duyệt, quá trình bố trí thép phải được giám sát bởi kỹ sư chuyên môn cao
  • Khoảng cách giữa các thanh thép đều nhau trong mỗi lớp mới đảm bảo được độ cứng, khả năng chịu lực
  • Thép phải được duỗi thẳng, đặt thẳng, không cong vẹo
  • Sử dụng dây thép buộc chặt các thanh thép với nhau, tránh xô lệch trong quá trình đổ bê tông tươi

Chi tiết quy trình đan sắt đổ mái 2 lớp

Bước 1: Chuẩn bị loại thép phù hợp

Loại thép chịu lực được dùng trong kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp thường là thép chữ U, chữ I, chữ H, thép tròn. Loại thép phù hợp cho công trình phải được cân nhắc dựa trên tiêu chí sau: tải trọng sàn, nhịp sàn, điều kiện môi trường, khí hậu của công trình, khả năng chống ăn mòn, va đập, khả năng chịu kéo, chịu lực, tính khả thi khi vận chuyển, lắp đặt.

Bước 2: Chuẩn bị bản vẽ

Bản vẽ cần phải thể hiện rõ các thông số về kích thước, vị trí, số lượng, chủng loại, đường kính thép cần thiết. Đồng thời, hệ số an toàn, độ bền của thép và các chỉ dẫn đặc biệt khác cần được nêu rõ.

Bước 3: Cắt sắt thép theo bản vẽ

  • Đo, đánh dấu và tính toán chính xác vị trí thép cần cắt
  • Sử dụng dao cắt điện hoặc máy cắt
  • Đảm bảo bề mặt cắt thẳng, nhẵn

Bước 4: Kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp

Cách đan lớp thép dưới

  • Dựa trên bản vẽ, đo, cắt thép chuẩn theo kích thước quy định
  • Đặt thép nằm trực tiếp dưới sàn, các thanh thép song song và cách đều nhau
  • Cố định vị trí các thanh thép bằng dây thép

Cách đan thép lớp trên

  • Dựa trên bản vẽ, đo, cắt thép chuẩn theo kích thước quy định
  • Đặt thép nằm phía trên lớp thép dưới, các thanh thép song song và cách đều nhau
  • Cố định vị trí các thanh thép bằng dây thép

Bước 5: Bố trí thép sàn

Bố trí thép sàn chuẩn theo yêu cầu từ bản vẽ

Thép chịu lực:

  • Đặt thép chịu lực theo phương ngắn của sàn (chiều dài sàn)
  • Đặt thép chịu lực theo phương dài của sàn (chiều rộng sàn)
  • Liên kết thép chịu lực bằng dây thép

Bố trí thép phân bố:

  • Trải thép phân bố theo phương chéo thép chịu lực đều trên mặt sàn
  • Liên kết thép bằng dây thép

Bước 6: Kiểm tra

Kiểm tra chắc chắn một lần nữa vị trí các thanh thép, khoảng cách và các mối nối. Sau khi bước kiểm tra hoàn tất có thể tiến hành đổ bê tông tươi.

Lưu ý khi đan sắt đổ mái 2 lớp

Để đảm bảo độ an toàn trong suốt thời gian sử dụng, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong kỹ thuật đan sắt đổ mái 2 lớp. Trước khi đổ bê tông, bạn cần chắc chắn 2 điều dưới đây.

  • Cục kê bê tông: Được sử dụng ở lớp sàn 1 dùng để tạo ra khoảng cách hợp lý giữa lớp sàn và nền bê tông. Nhiều trường hợp sử dụng đá kê khiến cho lớp thép bị xô lệch rơi xuống gần sát cốt pha làm giảm khả năng chịu kéo của mái nhà. Tốt nhất, hãy chọn loại cục kê đúc sẵn có bề mặt hoàn thiện, mác cục kê trùng với mác bê tông, kích thước 15 – 20 – 25mm.
  • Sắt kê mũ (chân chó): Tạo khoảng trống hợp lý giữa 2 lớp thép. Diện tích mái lớn bắt buộc phải sử dụng sắt kê mũ nhằm tránh 2 lớp thép bị quá sát nhau dẫn đến việc khi sử dụng lâu dài sẽ khiến phần mái bị võng, nứt, gãy.

Trên đây là những chia sẻ của Maxhome khi đan sắt mái 2 lớp, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công công trình của gia đình để có một công trình đẹp và chắc chắn.

CTY CP KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 287 Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh
  • Miền Tây: Số nhà L27-01 khu dân cư Ngân Thuận – Bình Thuỷ – Tp Cần Thơ
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ