Cách tính nhanh tải trọng của ngôi nhà truyền xuống móng

Trong xây dựng, móng là hạng mục quan trọng quyết định đến an toàn và chất lượng của công trình. Móng phải có tính chịu lực tốt công trình mới có độ bền cao. Vậy làm sao để biết tải trọng truyền xuống móng là bao nhiêu để lựa chọn loại móng cho phù hợp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng trong bài viết sau:

Móng nhà là gì

Móng là phần có vị trí thấp nhất, được đặt hoàn toàn dưới lòng đất. Móng nhà có nhiệm vụ nhận và phân tán tải trọng của công trình xuống nền.

Cách tính nhanh tải trọng của ngôi nhà truyền xuống móng

Móng công trình được chia thành các bộ phận bao gồm: đế móng, tường móng, gối móng, lớp đệm chiều sâu chôn móng.

Phân loại móng

Trong xây dựng móng được phân loại dựa theo: vật liệu móng, đặc tính chịu tải, độ sâu của móng và kỹ thuật thi công. 

  • Dựa vào vật liệu móng công trình: móng bê tông, móng bê tông cốt thép, móng tre, móng gỗ,…
  • Dựa vào đặc tính chịu tải trọng của móng: móng tĩnh, móng động.
  • Dựa vào độ sâu của móng: móng sâu và móng nông
  • Dựa vào kỹ thuật thi công móng: móng băng một phương, móng băng hai phương, móng ép tải, móng khoan nhồi.

Yêu cầu về móng

Móng của công trình cần phải đáp ứng được nhiều yêu cầu để đảm bảo độ bền của công trình thi công.

  • Khả năng chịu lực của móng phải được đảm bảo sao cho móng được thiết kế phải phù hợp với đặc điểm của đất nền.
  • Móng không có hiện tượng, trượt, gãy đứt. Móng chỉ được lún trong phạm vi cho phép.
  • Vật liệu móng công trình phải đảm bảo không bị hư hại trong quá trình sử dụng.
  • Để móng công trình đáp ứng được các yêu cầu trên cần phải tính toán tải trọng truyền xuống móng sao cho hợp lý, khoa học.

Xem thêm:

Tải trọng là gì

Tải trọng là các tác động dưới dạng lực cùng một số tác động khác như biến dạng cưỡng bức và chênh lệch nhiệt độ được đặt vào chính công trình đó. Tải trọng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng kết cấu thi công và làm phát sinh nội lực chống đỡ.

Cách tính nhanh tải trọng của ngôi nhà truyền xuống móng

Trong xây dựng, có 4 loại tải trọng chính, bao gồm:

  • Tĩnh tải: Dạng tải trọng tác động liên tục lên công trình trong suốt thời gian sử dụng. Bao gồm: trọng lượng của kết cấu thi công, áp lực đất…
  • Hoạt tải: Dạng tải trọng có tác động mang tính tạm thời theo từng giai đoạn ngắn. Chẳng hạn như như sức gió, lực va đập của sóng, tác động của bão cát,..
  • Tải trọng dài hạn: Dạng tải trọng này xuất phát từ các công cụ, thiết bị được lắp đặt, sử dụng trong công trình.
  • Tải trọng đặc biệt: Dạng tải trọng này chỉ xuất hiện trong các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần… 

Tìm hiểu: Chiều sâu chôn móng bao nhiêu là hợp lý?

Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng 

Cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng về cơ bản là tính tải trọng của của 4 loại tải trọng trên. Tuy nhiên, trên thực tế, việc làm này rất phức tạp. Do đó, chúng ta cần có những công thức tính nhanh sau đây:

  • Diện chịu tải truyền xuống cột = nhịp dầm x bước cột.
  • Trọng lượng 1m2 dầm trần: Với sàn dày 100, tĩnh tải sẽ rơi vào khoảng 300kg/m2, hoạt tải khoảng 300kg/m2. Nếu tường dày 220, ta có trọng lượng dầm trần xấp xỉ 1.1T/m2. 
  • Lực dọc cột N = diện chịu tải x trọng lượng 1m2 dầm trần x (số tầng + 0.5). Lưu ý: Ở đây, số tầng cần phải cộng thêm 0.5 là bởi riêng tải trọng mái được tính bằng 50% tải trọng sàn.
  • Sức chịu tải (R) của đất nền thường nằm trong khoảng 10 – 75 T/m2. Giả sử đất nền của công trình là đất tốt thì cường độ R = 15T/m2.
  • Diện tích đáy móng an toàn = N/R.
  • Hoặc có một cách tính khác: lấy 1m2 sàn = 1T và cứ bao nhiêu tầng thì nhân lên, riêng tải trọng mái thì lấy bằng 50% tải trọng của 1 sàn.

Trên đây là những công thức tính nhanh tải trọng truyền xuống móng bạn có thể áp dụng. Hy vọng chúng bài viết đem thêm kiến thức cho bạn đọc khi tính toán tải trọng xuống móng để có thể lựa chọn loại móng phù hợp giúp công trình bền, đẹp, chắc chắn.

 

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ