Đầm bê tông là gì? Các phương pháp đầm bê tông phổ biến hiện nay

Đầm bê tông là công đoạn giúp kết cấu công trình trở nên kiên cố, vững chắc hơn. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này cùng MaxHome theo dõi bài viết dưới đây:

Đầm bê tông là gì? Vì sao phải đầm bê tông

Là giai đoạn quan trọng nhất quyết định lớn đến chất lượng kết cấu bê tông sau khi đổ. Đây công là công việc được thực hiện sau khi đã trộn bê tông và đổ bê tông nhằm làm cho hỗn hợp vữa bê tông trở nên đặc chắc , bê trong không tồn tại các lỗ rỗng, mặt ngoài không bị rỗ và làm bê tông bám chặt vào cốt thép.

Yêu cầu của việc đầm bê tông là phải đầm kỹ , không bỏ sót và đảm bảo thời gian đầm. Nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, bị rỗng bên trong hoặc rỗ bên ngoài. Còn nếu đầm quá lâu sẽ khiến bê tông bị nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa xi măng nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.

Phương pháp đầm bê tông phổ biến hiện nay

Có nhiều phương pháp để thực hiện quá trình đầm này. Tuy nhiên hiện nay có 3 phương pháp đầm được sử dụng phổ biến.

Đầm trong lòng kết cấu bê tông

Đầm trong lòng hay còn được biết đến với tên gọi khác là đầm sâu. Đây là một phương pháp thông dụng trong quá trình đầm. Phương pháp này có thể sử dụng máy để hỗ trợ hoặc đầm bằng thủ công. Thiết bị được sử dụng ở đây là máy đầm dùi.

Phương thức đầm trong lòng hoạt động bằng cách đưa nguồn gây chấn động sâu trong lòng khối vữa bê tông vừa đổ để chúng có thể kết nối với nhau chặt chẽ hơn. Phương thức này thường được áp dụng để đầm các kết cấu có chiều sâu như cột, tường, đài móng, đê, đập…

Nếu không sử dụng sự hỗ trợ của máy móc thì bạn cũng có thể thực hiện công đoạn này theo phương pháp thủ công. Tuy nhiên nếu thực hiện như vậy sẽ rất vất vả và tốn công sức. Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy các thiết bị sẵn có để chọc và đập cho đến khi bê tông chặt mới thôi.

Đầm ngoài kết cấu bê tông

Đây cũng là một phương pháp được sử dụng khá nhiều tại các công trình xây dựng. Cách này được áp dụng cho các khối bê tông như nền sàn, đường…những nền này thường có độ dày nhỏ, diện tích bề mặt lớn. Bạn có thể sử dụng máy đầm bàn để hỗ trợ thực hiện quá trình này.

Máy sẽ đi trên bề mặt của nền bê tông. Nhờ những rung động được tạo ra từ máy tác động lên lớp bề mặt bê tông; những lớp này sẽ được nén và kết dính với nhau một cách chặt chẽ và không bị tình trạng rỗng ở giữa.

Bê tông sau khi khô sẽ có được sự chắc chắn nhất định. Tuy nhiên thì trong một số trường hợp bê tông được đầm có độ dày quá lớn thì sẽ sử dụng kỹ thuật đầm đặc biệt. Khi đó thì thường phải sử dụng máy ủi, xe lu…và các loại bê tông đặc biệt.

Đầm cạnh bê tông

Đây cũng là phương pháp đầm phổ biến hiện nay. Phương pháp này sử những chấn động để tác động lên các khuôn đúc của bê tông. Các chấn động này sẽ khiến cho các hạt vật chất trong vữa bê tông lắng lại và được kết nối chặt chẽ với nhau. Nếu các chấn động được tạo ra càn đều càng mạnh thì hiệu quả đạt được sẽ càng cao.

Phương pháp này thường được áp dụng khi đổ bê tông cho những công trình có dạng thành đứng hoặc độ dày nhất định. Có thể kể đến như kết cấu tường. Những kết cấu lớn để cho bê tông được chắc đặc hơn thì bạn phải cho rung từng phần. Nếu sử dụng đầm máy thì bạn có thể treo thiết bị rung theo từng phần nhỏ. Tuy nhiên nếu như kết cấu bê tông nhỏ thì bạn nên làm thủ công để tiết kiệm chi phí.

Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để chế tạo các kiện bê tông đúc sẵn. Điển hình là các ống cống nhà máy, những đối tượng này sẽ được áp dụng phương thức đầm cạnh toàn bộ. Có thể hiểu là toàn bộ hệ thống khuôn đúc sẽ được đặt lên bàn rung.

Nguyên tắc khi đầm bê tông

Yêu cầu của công đoạn này là phải đầm thật kỹ, không được bỏ sót khu vực nào và đảm bảo đầm đúng thời gian. Nếu như đầm một cách qua loa, nhanh chóng thì lớp bê tông sẽ không có sự kết dính cao, gây ra tình trạng rỗng bên trong hoặc rỗ bên ngoài. Còn nếu như đầm quá lâu thì khiến cho bê tông bị phá vỡ kết cấu, nó sẽ bị nhão ra, đá sỏi sẽ lắng xuống và xi măng sẽ nổi lên trên. Kết cấu này sẽ không được đồng nhất và công trình cũng không có tính chắc chắn.

Hướng dẫn cách đầm bê tông đúng quy trình

có 2 cách để đầm đó chính là đầm thủ công và đầm máy. Để đảm bảo công trình có độ chắc chắn cao thì cần phải thi công đúng theo quy định. 

Đầm thủ công

Nếu thực hiện theo phương này thì làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầm gang có độ nặng khoảng 8-10kg cùng với que xọc được làm từ thép hoặc xà beng…
  • Bước 2: Dùng sức nâng lên hạ xuống đầm ngang đều trên bề mặt bê tông.
  • Bước 3: Vừa đầm vừa sử dụng qua xọc thép, xà beng chọc sâu vào vữa để cho cốt liệu được lọt qua khe cốt thép.
  • Bước 4: Dùng xà beng, vồ gỗ thúc mạnh vào thành cốp pha để cho vữa được dàn đều và lấp đầy các lỗ rỗng.
  • Bước 5: Thực hiện quá trình này cho đến khi vữa không bị lũ xuống và trên bề mặt bê tông xuất hiện sữa xi măng.

Đầm bằng máy

Với phương pháp đầm máy thì bạn có thể theo hướng dẫn sau đây:

  • Dựa theo nguyên lý chấn động trong thì khi thì công móng, cột có độ dày từ 20-30cm chúng ta sẽ sử dụng đầm rung. Phần đầu của đầm dùi phả được đặt xuống dưới lớp bê tông tầm 5-10cm. Thời gian cho mỗi lần đầm tại vị trí đó sẽ là 20-40 giây. Nếu trong trường hợp xuất hiện gợn nước quay vòng đồng tâm quanh đầm dùi hoặc có nước đọng thành vũng thì vữa đã bị phân tầng do đầm quá lâu.

Không di chuyển máy đầm quá 1,5 lần bán kính hiệu dụng của máy đầm cùng một lúc. Luôn đặt máy đầm rung ở vị trí thẳng đứng để lực rung tác dụng lên lớp bê tông chưa đông kết bên dưới. Không ấn đầm để rung theo các hướng khác nhau hoặc không đủ sâu.

  • Đầm bàn sử dụng nguyên lý tác động bề mặt để nén lớp trên cùng của tấm sàn. Sự rung lắc của máy đầm bàn làm cho vữa bê tông trở nên lỏng và chảy vào tất cả các mối nối. Các hạt cốt liệu có xu hướng di chuyển gần nhau hơn, đẩy không khí ra ngoài.

Thời gian đầm một chỗ là từ 30-50 giây. Hướng đi của đầm phụ thuộc vào chiều quay của động cơ. Trong quá trình di chuyển máy đầm thì cần đảm bảo được phủ lên vết đầm trước 10-20cm. Có thể kéo đầm 2 lần thẳng góc với nhau. Không được đứng lên mát hay chất thêm tải trọng như gạch đá lên bề mặt dầm.

  • Đầm chày được sử dụng để đầm nhiều lớp. Khi đầm lớp trên, cần cho đầu cắm ngập vào lớp dưới đã đầm khoảng 5cm để đảm bảo liên kết tốt giữa các lớp bê tông.

Vị trí và khoảng cách đặt chày phụ thuộc vào các loại đầm khác nhau. Không tắt máy cho đến khi rút cày lên khỏi mặt. Nếu tắt máy khi chày còn đang ở trong bề mặt hỗn hợp có thể không rút chày ra được, hoặc rút được sẽ để lại lỗ hổng trong mặt bê tông thương phẩm .

Khi cắm chày vào, chúng ta cần cho chày xuống nhanh, nhưng ngược lại, khi rút lên phải kéo chậm và dẫm chân vào cạnh chày . Mục đích của thao tác đó là lèn chặt vữa bê tông xuống , khi chày rút lên sẽ không tạo lỗ hổng trong hỗn hợp. Thời gian dầm tại một vị trí phụ thuộc vào tần số của máy , nếu tần số cao thì đầm nhanh, tần số thấp phải đầm lâu hơn .

Không dùng đầm chày thúc vào cốp pha và cốt thép , có thể gây vỡ hoặc thủng cốp pha, làm sai lệch vị trí của thép, hoặc làm cho thép truyền rung động đến chỗ bê tông đã bắt đầu cứng .

Kỹ thuật đầm dùi bê tông đạt chuẩn

Làm sao để biết được kỹ thuật dầm đùi có đạt tiêu chuẩn hay chưa? Nếu bạn đang thắc mắc điều này thì dưới đây sẽ là cách giúp bạn có thể nhận biết được. Cụ thể như sau:

  • Bê tông sau khi được đầm không bị quá chặt, không bị rỗ, không bị phân tầng.
  • Vữa bê tông nổi lên bề mặt và không còn bọt khí là dấu hiệu nhận biết bê tông đã được đầm kỹ và đạt yêu cầu.
  • Thành phẩm bê tông đông đặc nhanh, mịn hơn và khả năng chịu lực cao.

Trên đây là những thông tin quan trọng khi đầm bê tông bạn cần nắm được. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp bên trên có thể giúp ích cho bạn khi thi công công trình của gia đình

 

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ