Dầm công xôn (console) là gì? Ưu, nhược điểm và cách tính độ võng của dầm

Kết cấu công xôn trong thiết kế nhà ở hiện nay đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho mỗi công trình kiến trúc. Tuy nhiên khái niệm dầm công xôn thuộc về phạm trù chuyên môn trong ngành xây dựng, nên không phải ai cũng biết. Vậy dầm công xôn là gì? Chúng có ưu và nhược điểm gì? Cách tính độ võng của dầm? Tất tật những thắc mắc của bạn sẽ được Maxhome giải đáp qua bài viết dưới đây.

I. Dầm công xôn là gì?

Công xôn hay còn gọi là console là những thanh (dầm, dàn,…) được kết cấu theo phương ngang. Trong đó, một đầu cố định bị ngàm cứng, đầu còn lại tự do, thường sử dụng trong phổ biến trong ngành kiến trúc xây dựng.

Hiểu theo một cách khác thì dầm công xôn chỉ cố định 1 đầu. Một đầu khác được tự do theo một nguyên lý, nguyên tắc nhất định để đảm bảo an toàn cho công trình.

Mục đích chính của dầm công xôn là dùng để đỡ ban công, mái đua…nhằm lấy thêm không gian sử dụng, tăng thêm diện tích sử dụng và tạo độ thoáng mát cho phần bên dưới của công trình.

Vật liệu chính để làm dầm công xôn thường là gỗ và kim loại. Đây đều là những vật liệu quen thuộc và thường thấy trong xây dựng. Chúng có độ bền cao, rất thích hợp để làm loại dầm này. Loại dầm này chủ yếu là dùng để chịu uốn do những tải trọng vuông góc với trục.

Công trình và dầm công xôn được liên kết với công trình bằng cách lắp bulong, hàn bằng vật chôn sẵn trong tường, neo qua lỗ để lại sẵn tường, chôn vào công trình.

II. Cách tính độ võng của dầm

Dầm công xôn có vai trò nhất định trong các công trình xây dựng. Do đó, khi thiết kế cũng cần phải quan tâm và tính toán chính xác. Đặc biệt là phần tính độ võng của dầm. Một công việc cực kỳ quan trọng trong thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là dam-cong-xon-console-la-gi-uu-nhuoc-diem-va-cach-tinh-do-vong-cua-dam-3.jpg

Dầm công xôn rất phổ biến trong những mẫu thiết kế nhà phố. Bởi đây sẽ là một trong những giải pháp quan trọng và hữu hiệu để lấy không gian. Giải quyết một phần nào đó sự hạn chế về mặt không gian của nhà phố. Giúp ngôi nhà trở nên thoáng mát và rộng rãi hơn.

III. Ưu nhược điểm

1. Ưu điểm

Dầm công xôn có rất nhiều ưu điểm. Một giải pháp tuyệt vời trong việc lấy không gian thoáng cho những ngôi nhà phố.

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ cột chống ván theo phương thẳng đứng
  • Tầng dưới dầm công xông có không gian thông thoáng, thuận tiện cho thao tác lắp ráp khi đi vào công trình thực tế.
  • Thi công nhanh, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí xây dựng.
  • Dầm công xôn được điều chỉnh chiều dài theo nguyên tắc ống lồng. Chúng được sử dụng rất phổ biến trong các công trình nhà ở dân dụng, cầu đường và công trình công nghiệp. Chiều dài dầm công xôn khá đa dạng. Nằm trong khoảng từ 1,1m- 8,1m tùy thuộc vào công trình.

2. Nhược điểm

Tuy nhiên, dầm console cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định như:

  • Việc tính toán và thiết kế khá khó. Đòi hỏi những người thiết kế phải có chuyên môn, nắm bắt và hiểu về loại dầm này.
  • Ngoài ra có một vài chiều dài không thể thay đổi trong khi các công trình lại cần chống đỡ rất khác nhau. Khi tạo ra các bản vẽ chi tiết để thi công thì khó để chỉnh sửa và thay đổi kết cấu, hình dáng hoặc hàn, cắt dầm.

3. Giá đỡ công xôn

Giá đỡ công xôn có tác dụng để chống đỡ ván khung phía trên, chúng được làm bằng gỗ hoặc kim loại, gắn cố định một đầu vào tường gạch hoặc tường bê tông.

IV. Các loại dầm

Bởi nhược điểm của dầm đỡ có nhịp cố định từ đó chúng ta sẽ có thêm những loại dầm có thể điều chỉnh chiều dài. Đó là:

  • Dầm rút, điều chỉnh được chiều dài theo nguyên tắc ống lồng. Được sử dụng khá phổ biến trong thi công nhà ở, nhà hàng, khách sạn…. Thông thường chiều dài của loại dầm này là 1.25m – 2m; 3m-4m; 6m-8m.
  • Dầm căng dưới, điều chỉnh được chiều dài theo nguyên tắc ống lồng, hoặc nối theo nguyên tắc lắp ghép từ các đoạn rời. Dầm căng dưới, áp dụng tương tự như các loại dầm rút hoặc áp dụng cho các nhịp lớn trong xây dựng công nghiệp và cầu đường. Nhịp của dầm có thể là 3 – 20m.

Dầm rút và dầm căng dưới thường được chế tạo theo bộ (với các cấp tải trọng hạn, nhịp khác nhau) để sử dụng được “vạn năng” trong mọi trường hợp.

Trên đây là những thông tin về dầm công xôn. Ưu nhược điểm cũng như cách tính độ võng của dầm. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Nếu bạn cần hỗ trợ về xây dựng hãy liên hệ tới Maxhome. Chúng tôi tự hào là đơn vị hàng đầu về tư vấn, thiết kế, thi công trọn gói. Với phương châm nhanh chóng – uy tín – trách nhiệm, Maxhome đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của các quý khách hàng.

CTY CP KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 287 Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh
  • Miền Tây: Số nhà L27-01 khu dân cư Ngân Thuận – Bình Thuỷ – Tp Cần Thơ
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ