Móng gạch là một trong những kiểu móng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà dân dụng, chúng được ưa chuộng vì tính kinh tế, dễ thi công và độ bền cao. Cùng MaxHome tìm hiểu kỹ hơn về cấu tạo, ưu điểm và những điều cần lưu ý khi thi công móng gạch trong bài viết dưới đây:
Móng gạch là gì?
Móng gạch là một trong những loại móng xây dựng được sử dụng cho các công trình công nghiệp và dân dụng. Loại móng này sử dụng gạch làm vật liệu chính.
Thường được dùng cho các công trình xây dựng như nhà ở , cầu đường, tòa nhà, nhà xưởng. Vì nó phù hợp với kỹ thuật xây dựng thủ công , sử dụng vật liệu có sẵn tại địa phương và chi phí tiết kiệm.
Cấu tạo móng gạch xây nhà
Móng gạch được cấu tạo từ 3 phần chính:
Lớp gối móng: thường có hình tháp hoặc chữ nhật, phần này chịu lực chính cho toàn bộ móng.
Phần đáy móng: Với các công trình nhà dân dụng mặt tiếp xúc với đáy thường được xây ngang giữa đất và móng. Nếu đất nền tại khu vực xây cứng và có khả năng chịu lực, phần đáy sẽ được tạo bởi chính phần đất tự nhiên.
Lớp đệm móng: có tác dụng giúp phân bổ đều áp lực của công trình xuống đáy móng và làm cho móng thẳng và ổn định.
Xây nhà móng gạch cần đảm bảo những yếu tố nào
Để đảm bảo cấu tạo, độ bền vững và an toàn khi xây nhà bằng móng gạch cần đáp ứng các yếu tố kỹ thuật, tuân thủ những quy định sau:
– Chiều rộng đỉnh móng phải xây rộng hơn kết cấu bên trên ( chân tường hoặc chân cột) một cấp, ví dụ như tường 220mm thì đỉnh móng phải rộng 335mm.
– Chiều rộng đáy móng phải >500mm
– Móng cần chiều sâu chứ không cần chiều rộng.
– Chiều cao mỗi bậc móng lấy theo chiều dày 2- 3 hàng gạch
– Lấy chiều cao các bậc là 70- 140 – hoặc lấy đều là 140. Chiều rộng trung bình mỗi bên rộng ¼ chiều dài của viên gạch.
– Loại gạch làm móng: Phải sử dụng gạch đặc không có lỗ, làm bằng đất sét nung, sử dụng gạch loại tốt, không sử dụng gạch siêu nhẹ hoặc các loại gạch không nung khác. Gạch xây móng phải có mac>75.
– Vữa sử dụng làm móng gạch: Móng gạch xây bằng vữa xi măng- cát hoặc vữa tam hợp
Khi nào nên sử dụng móng gạch trong xây dựng nhà dân dụng
Móng gạch được sử dụng trong xây dựng với những trường hợp cụ thể:
– Xây dựng nhà cấp 4 hoặc nhà 2 tầng đơn giản không quá nặng nề. Lựa chọn xây nhà sử dụng móng gạch thường tại các khu vực đồng bằng có nền địa chất tốt, đất nguyên thổ không qua bồi đắp.Lúc này, quá trình đào móng, thi công xây dựng cũng tiết kiệm được nhiều chi phí. Khi xây nhà bằng móng gạch, bạn không nên xây quá 2 tầng. Móng gạch chỉ có thể chịu được áp lực 15 tấn/m2. Nếu cố quá thì gây ra lún sập, rạn nứt.
– Móng gạch cũng thường được sử dụng trong trường hợp: xây nhà vệ sinh, xây các công trình phụ trợ như khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm…. tại các vùng nông thôn, vùng quê vẫn được áp dụng khá phổ biến và rộng rãi.
– Bề rộng đáy móng B<1,5m thì sử dụng móng gạch càng làm tăng tính kinh tế. Còn nếu B >1,5m thì cần đến bê tông cốt thép. Hơn nữa xây dựng trên diện tích đất lớn sẽ gây ra lãng phí gạch.
– Tuyệt đối không sử dụng móng gạch khi nền đất có công trình xây dựng có nền đất yếu. Nền đất yếu là nền đất không đáp ứng đủ độ bền và sự chịu tải. Khi tiến hành xây dựng, đất nền dễ biến dạng khiến công trình không thể xây dựng hoặc không thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. Do đó, khi phải chịu một lực tải bên trên công trình, nền đất sẽ bị lún.
Nếu tiếp tục thi công công trình sẽ dẫn đến các hậu quả như sụt, lún, nứt, thậm chí là đổ sập hoàn toàn công trình. Do đó, bạn phải tính toán và gia cố móng phù hợp với hiện trạng đất của chủ đầu tư, gia chủ, hoặc gia đình mình.
Cách thi công móng gạch trong xây nhà dân dụng
Gạch làm móng thường có kích thước 5,5×10,5x22cm, mạch vữa đứng 1cm, mạch vữa ngang 1,5cm. Để phù hợp với kích cỡ này thì thường áp dụng 2 phương pháp xây giật bậc như sau:
– Độ cao bậc móng: 7 – 14
– Độ cao bậc móng: 14 – 14
Như vậy, chiều rộng cho mỗi lần giật trung bình sẽ là ¼ chiều dài của viên gạch. Góc cứng cho 2 phương án này 26 độ 5, 33 độ 5 được đánh giá là kinh tế. Nhưng cần dùng vữa xi măng cát xây.
Tường móng, gối móng có chức năng chịu áp lực chính, thường có dạng hình tháp hay hình chữ nhật, có khi là dậc bậc. Gối móng xây bằng gạch mác > 75, thì vữa xi măng cát tỷ lệ 1:3 hoặc 1:4 cho nhà cấp 2, cấp 3; vữa tam hợp sẽ theo tỷ lệ 1:1:6 hoặc 1:1:4 cho công trình nhà cấp 4
Móng lệch tâm ở khe lún bậc móng chỉ rộng ½ chiều dài của viên gạch, cao từ 14-21cm (nghĩa là 2-3 hàng gạch)
Gối móng với bậc cuối cùng dày 0,15 – 0,3m. Tùy theo loại nhà sẽ dùng bê tông gạch vỡ mác, bê tông đá dăm từ 100 – 150.
Đệm móng có tác dụng làm sạch, bảo vệ móng. Đồng thời giúp phân bổ đều áp suất dưới đáy móng. Chúng được làm bởi cát đầm dày 5 – 10cm nén chặt.
Bước 1: Chuẩn bị vị trí và đào đất
Đầu tiên cần xác định vị trí cho móng gạch, đào đất đến độ sâu cần thiết. Bề mặt đất phải được làm phẳng và đủ chắc chắn để hỗ trợ tải trọng của móng.
Bước 2: lắp đặt khung cố định
Sau khi đào đất, lắp đặt khung cố định bằng thanh sắt hoặc gỗ để giữ cho các khối gạch sao cho đúng vị trí và không bị di chuyển.
Bước 3: Đặt gạch
Đặt các khối gạch theo hàng ngang và hàng dọc. Chú ý sắp xếp các khối gạch sao cho chúng nằm trên đáy móng một cách đều và cân đối.
Bước 4: Tạo bề mặt phẳng
Sau khi đặt các khối gạch, kết nối chúng lại bằng xi măng hoặc vữa để tạo thành một kết cấu vững chắc và đáng tin cậy.
Bước 5: Tạo mặt phẳng
Cuối cùng, tạo mặt phẳng cho móng bằng cách chà nhẹ các khối gạch để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ chính xác của móng.
Những lưu ý khi thi công móng gạch
Điểm cần chú ý nhất khi thi công móng gạch là không được để móng ngập trong nước khi đổ bê tông. Nhiều đội đổ bê tông khô xuống hố móng bị ngập. Đó là biện pháp thi công rất cẩu thả, làm cho bê tông bị giảm chất lượng và cũng khiến độ kết dính của vữa xi măng bị giảm sút nghiêm trọng. Đặc biệt đối với phần móng nhà cần được thi công với vật liệu bê tông chất lượng cao. Phải hướng dẫn người thi công hút hết nước trong hố móng và đổ bê tông đã trộn nước vào hố móng theo đúng quy định.
Một điều lưu ý nữa khi xây móng gạch là phải lưu ý chừa các lỗ kỹ thuật để đặt các đường ống thoát nước, cấp nước. Nếu đường ống nằm dưới đáy móng, nên thêm một lớp lót bằng đá dăm hoặc sỏi, không để móng nằm trực tiếp lên đường ống sẽ gây vỡ đường ống. Phải hết sức cẩn trọng với những đường ống ngầm, nhất là phần móng vì nếu có sự cố thì việc sửa chữa rất phức tạp và tốn kém. Kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt ngay từ đầu có thể giảm thiểu rủi ro này.
Một trường hợp khác hiếm gặp nhưng cần lưu ý là nếu đào móng sâu hơn quy định của thiết kế thì nên đổ bê tông thay vì đào đất.
Trên đây MaxHome đã chia sẻ chi tiết về cách xây móng gạch, những trường hợp nào chúng ta nên sử dụng loại móng kinh tế, độ bền cao, dễ thi công này. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm kiến thức và ứng dụng đúng vào thi công công trình của gia đình. Nếu bạn đang muốn tư vấn thiết kế nhà cấp 4, nhà 2 tầng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất.