Những kinh nghiệm xây nhà lần đầu mà ai cũng nên biết

nhung-kinh-nghiem-xay-nha-lan-dau-ma-ai-cung-nen-biet

Ngôi nhà được xem là tài sản có giá trị cả về ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Không riêng gì lần đầu làm nhà, ngay cả các gia đình đã xây dựng tới căn nhà thứ 2, thứ 3 thì cũng có rất nhiều điều khó khăn. Hiểu được tâm lý đó của chủ nhà, Maxhome chia sẻ một vài kinh nghiệm xây nhà lần đầu cùng gia chủ.

Đa số những ai lần đầu tiên xây nhà đều có chung câu hỏi: Xây nhà sẽ hết bao nhiêu tiền?

Để trả lời câu hỏi này một cách chính xác thật không dễ. Vì quá trình xây dựng một căn nhà thường có thời gian kéo dài việc thay đổi giá cả vật liệu (phần thô và hoàn thiện) trong quá trình xây dựng là điều thường xuyên xảy ra.

Ngoài ra, để hoàn thành một căn nhà cũng cần có chi phí cho nhân công xây dựng mà năng suất của thợ phụ thuộc vào tay nghề, sức khỏe và thậm chí cả thời tiết.

Do có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nên việc xác định chi phí xây dựng thường có những sai lệch nhất định.

Để quản lý chi phí xây nhà cần hiểu rõ chi phí xây nhà bao gồm những khoản gì

Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa không thể dự trù và quản lý hiệu quả chi phí xây nhà. Nếu biết cách quản lý hiệu quả, việc dự trù kinh phí sẽ rất sát và các chi phí phát sinh cũng nằm trong mức độ dự liệu, không khiến gia chủ đau đầu vì kinh phí tăng lên quá nhiều.

Dưới đây là các bước mà những người lần đầu xây nhà cần nắm rõ nếu không muốn rơi vào cảnh tiền hết mà nhà vẫn chưa xây xong.

I. Liệt kê các đầu mục

Để quản lý chi phí xây nhà, bạn cần hiểu rõ chi phí xây nhà bao gồm những khoản gì.

  • Chi phí phá dỡ nhà cũ: Nếu căn nhà của bạn được xây dựng trên nền đất nhà cũ thì bạn phải tốn thêm khoản chi phí phá dỡ, san lấp mặt bằng.
  • Chi phí gia cố móng: Trong trường hợp căn nhà được xây dựng trên nền đất yếu, gần sông, để đảm bảo sự kiên cố cho căn nhà thì bạn phải gia cố móng. Chi phí này sẽ tùy thuộc vào quy mô xây dựng và địa chất.
  • Chi phí cấp phép xây dựng: Tùy thuộc vào diện tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng mà lệ phí xây dựng khác nhau. Bạn có thể tự xin giấy phép xây dựng hoặc sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng.
  • Chi phí xây dựng cơ bản: Gồm chi phí xây dựng phần thô và chi phí xây dựng phần hoàn thiện, chi phí nhân công, giám sát công trình, thuê nhà thầu.

II. Vật tư, thiết bị là phần tiêu tốn chi phí khá lớn

Chi phí mua sắm vật tư thiết bị: Vật tư, thiết bị là phần tiêu tốn chi phí khá lớn, tùy thuộc vào quy mô xây dựng mà số lượng vật tư sẽ thay đổi. Chi phí này còn phụ thuộc nhiều vào nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng.

Chi phí thiết kế: Thông thường chi phí thiết kế chiếm khoảng 3% chi phí dự toán. Chi phí này có thể được tiết giảm nếu bạn xây đơn giản, xây theo mẫu sẵn.

Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh: Phát sinh chi phí là điều khó tránh khỏi trong xây nhà, bạn cần dự trù một khoản chi phí dự phòng. Khoản chi phí này thường bằng 10% tổng chi phí đã cộng ở trên.

Vật tư, thiết bị là phần tiêu tốn chi phí khá lớn

III. Lập kế hoạch chi tiêu

Để quản lý bất kể chuyện gì thì kế hoạch vẫn luôn là quan trọng nhất, nó là nền tảng để quản lý hiệu quả.

Quản lý chi phí cũng vậy, bạn cần lập một bản kế hoạch thể hiện rõ các hạng mục cần phải tốn chi phí, chuẩn loại, số lượng, nhà cung cấp, nhãn hiệu. Những chi phí trong bảng kế hoạch phải được kiểm nghiệm thực tế để dự trù kinh phí đầy đủ và chính xác.

IV. Lựa chọn hình thức thuê nhà thầu

Việc quản lý chi phí cũng phụ thuộc vào hình thức thuê nhà thầu của bạn.

Có 3 cách thuê nhà thầu:

  • Tự thực hiện chỉ thuê nhân công.
  • Giao một phần cho nhà thầu.
  • Khoán toàn bộ gói thầu.

Nếu bạn giao thầu toàn bộ cho nhà thầu thì việc quản lý chi phí sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, bạn chỉ cần tìm nhà thầu uy tín có giá thi công hợp lý. Còn nếu thuê một phần thì bạn sẽ quản lý chi phí cho phần còn lại.

Trong trường hợp bạn tự thực hiện chỉ thuê nhân công thì nên lưu ý không sử dụng một nhóm thợ để làm một công trình từ đầu đến cuối mà phải sử dụng các tổ đội chuyên môn hóa cao, mỗi tổ có công việc riêng biệt.

Ví dụ: tổ thi công ép cọc, tổ thi công phần nền, tổ điện nước, tổ điều hòa, tổ thi công thạch cao, tổ thi công sơn bả, tổ thi công cơ khí, tổ thợ mộc…

V. Làm hợp đồng với nhà thầu

Việc lập hợp đồng chặt chẽ với nhà thầu thi công là vô cùng quan trọng để đảm bảo công trình không bị phát sinh ngoài ý muốn.

Mặc dù, việc phát sinh trong công trình xây dựng là không thể tránh khỏi, nhưng chi phí phát sinh của các nhà thầu thường cao bất hợp lý.

Ngoài ra, các nhà thầu còn có thể làm khó bạn bằng cách thi công chậm tiến độ, hoặc sử dụng các loại vật tư giá rẻ, hoặc sử dụng thợ thuyền có tay nghề kém,…

Chính vì thế, lựa chọn nhà thầu uy tín là cách quản lý chi phí hữu hiệu. Đồng thời, việc thỏa thuận một hợp đồng chặt chẽ có thể giúp bạn phòng tránh những vấn đề nói trên và ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của nhà thầu đối với công trình.

Hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên của Maxhome có thể phần nào giúp cho các chủ nhà mới có thêm các thông tin bổ ích để có thể bắt đầu quá trình xây dựng ngôi nhà.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ