Sê nô là gì? Tầm quan trọng của việc chống thấm nhà sê nô dân dụng

Khái niệm về sê nô chắc hẳn vẫn còn mới với nhiều người. Vậy để hiểu hết về cấu tạo của nó? Tính năng của nó? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây: 

Sê nô là gì?

Sê nô là bộ phận hứng nước của mái nhà (hệ thống thoát nước), làm từ thép và có mặt cắt ngang hình chữ U. 

Trong quá trình xây dựng cần xây dựng chi tiết này để hứng nước ra bên ngoài, gia đình vừa có nước để sử dụng lại hạn chế được việc nước thấm lên tường.

Chất liệu sử dụng làm sê nô thường là các loại ống nhựa, ống tôn hay kẽm. Tuy nhiên ngày nay các vật liệu đang dần được thay thế bằng việc sử dụng các chất liệu bê tông cốt thép có độ bền vượt trội giúp tránh những ảnh hưởng các tác động của thời tiết: nhiệt độ,…

Có bao nhiêu loại sê nô hiện nay

Hiện nay có 2 loại mái Sê nô được ưa chuộng sử dụng phổ biến là sê nô âm tường và sê nô lộ tường. Đặc điểm của 2 loại sê nô này như sau:

Sê nô âm tường

Thiết kế âm bên trong tường không lộ ra ngoài giúp mang đến tính thẩm mỹ cao, sử dụng bền bỉ không chịu các tác dụng trực tiếp từ các yếu tố môi trường.

Sê nô lộ tường

Loại Sê nô này thường sử dụng trong các công trình thi công tại nông thôn. Sê nô lộ tường được lắp đặt ngay bên ngoài, thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa. Việc lắp đặt bên ngoài sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động từ thời tiết do vậy bạn cần lưu ý quét hắc dầu chống thấm để tăng tuổi thọ của máng hứng này.

Cấu tạo của sê nô

Sê nô được thiết kế sử dụng cho các mái dốc. Khi trời mưa nước sẽ được đưa về các sê nô chảy xuống các đường ống thu đứng đưa về bể cất trữ. 

Một sê nô hoàn chỉnh bao gồm ống nhựa, tôn kẽm và bê tông cốt thép là thành phần chính.

Ngoài các bộ phận chính thì chúng còn bao gồm các vật dụng đi kèm: màn chắn rác, hộp đựng nước, đai giữ ống, hộp cần thiết.

Cấu tạo của mái dốc

Nước từ mái dốc sẽ chảy về qua sê nô để đưa về ống chứa và sau đó sẽ đi ra ngoài

Mái đua: đây là bộ phận để bảo vệ tường tránh bị ẩm ướt, tránh các tác động của thời tiết vào tường nhà, tăng tính thẩm mỹ bên ngoài ngôi nhà. Đầu mái nua có thể thiết kế thành sê nô, và bên dưới là trần. Bạn có thể để ý viên ngói chỗ sê nô sẽ làm rộng ra khoảng 49mm để nước dễ dàng chảy xuống. Trần mái đua có thể thiết kế như trần nhà hoặc đóng gỗ không trát để tiết kiệm chi phí xây dựng. Tầm diềm hoặc sê nô có độ cao từ 200-300mm, dày 25-30mm.

Cấu tạo của sê nô

Tường chắn mái: là bộ phận nhằm giúp che bớt mái cho ngôi nhà. Sê nô nằm ở đâu thì chính là nằm bên trong đoạn tường này, chạy dọc theo đoạn tường chắn mái.

Cấu tạo của sê nô

Cấu tạo của mái bằng

Đối với mái bằng, hệ thống thoát nước có thể đặt ở trong hoặc ngoài. 

Mái đua: Mái đua kết hợp với sê nô tạo thành một khối nhô ra khỏi tường 20-60cm. Vật liệu làm mái đua có thể là bê tông cốt thép khối hoặc lắp ghép. Chi tiết như hình bên dưới.

Cấu tạo của sê nô

Tường chắn mái:  Nước mưa có thể dễ dàng đi vào bên trong nhà ngay chỗ tiếp giáp của tường và mái nếu như tường chắn mái không chống thấm tốt. Ở trường hợp này có thể dùng mái đua kết hợp sê nô. Để công trình thoát nước tốt nhất chúng ta cần thiết kế nhiều lỗ thoát nước ở chân tường và đảm bảo chất lượng đoạn tiếp giáp mái và tường.

Cấu tạo của sê nô

Cấu tạo của sê nô

Về Sê nô lắp ghép: có hai loại đang được sử dụng phổ biến trên thị thường đó là sê nô đúc liền và sê nô độc lập. 

Ưu điểm của sê nô

Sê nô được nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi chúng có các ưu điểm sau:

– Tính thẩm mỹ: Các loại sê nô âm tường sẽ có tính thẩm mỹ cao, mang đến sự tinh tế cho công trình. Còn với các sê nô lộ tường chúng ta chú ý sử dụng loại có trùng màu với mái nhà và tường để tránh ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.

– Độ bền cao: Được làm từ bê tông cốt thép do vậy chúng sẽ có tuổi thọ và độ bền cao hơn trước, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu.

– Đảm bảo chất lượng công trình: Việc sử dụng sê nô để hứng nước sẽ giúp các công trình không bị đọng nước trên bề mặt gây thấm dột, làm xuống cấp công trình nhanh chóng.

Kinh nghiệm thực tế khi thi công sê nô

Khi thi công Sê nô chúng ta cần lưu ý những điều sau để khả năng thoát nước của công trình đạt hiệu quả tốt nhất:

– Về kích thước

  • – Nếu khẩu độ mái <6m thì nên sử dụng sê nô rộng hơn 250
  • – Nếu khẩu độ mái từ 6 – 15m thì nên sử dụng sê nô rộng hơn 300
  • – Nếu khẩu độ mái > 15m thì nên sử dụng sê nô rộng hơn 450

– Về độ dốc lòng máng: được thiết kế rơi vào khoảng từ 0,1 – 0,2%, nghiêng về lỗ thoát nước.

– Về tiết diện: Mặt cắt tiết diện thường có hình chữ U

– Về chất lượng: Chất lượng của sê nô được quyết định bởi chất liệu sử dụng: sử dụng loại kẽm tốt sê nô càng bền.

Bảo quản sê nô đúng cách

Bất cứ chi tiết nào trong công trình xây dựng cũng có quy trình và cách bảo quản riêng giúp chúng có độ bền tốt nhất. Với sê nô tuy chiếm diện tích nhỏ nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chống thấm cho công trình, do vậy khi thi công chúng ta cần yêu cầu các đơn vị thi công đưa ra các tiêu chí kỹ thuật chính xác để nâng cao hiệu quả.

Các bước giúp quá trình chống thấm bằng sê nô đạt hiệu quả tốt nhất:

Bước 1: Sử dụng  Sikaproof Membrane pha với nước đạt tỉ lệ 20-50%

Bước 2: Quét lớp từ 2-3 lớp chống thấm lên sê nô hoặc lớp mái nhà, thực hiện tuần tự lớp trước khô mới thi công lớp sau

Bước 3: Đợi lớp chống thấm khô từ 2-3 giờ sau đó quét lớp Sika Latex cùng vữa hồ lên trên tấm màng Sikaproof

Bước 4: Phun hóa chất bảo dưỡng Antisol E hoặc Antisol S sau khi đã thực hiện trát vữa.

Ngoài ra, Sê nô vẫn được sử dụng để hứng nước mưa hiệu quả, giúp con người tận dụng được nguồn nước ngọt tránh tình trạng thấm dột mái do ứ đọng nước. 

Hy vọng qua bài biết của chúng tôi bạn sẽ hiểu hơn về tác dụng của sê nô, cách thực hiện cũng như bảo quản sao cho đạt hiệu quả nhất. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ