Ván khuôn là gì? Chức năng và đặc điểm của các loại ván khuôn

Ván khuôn không phải là một thiết bị, vật dụng xây dựng to lớn nhưng thiếu chúng thì rất khó để hoàn thành tốt được công việc thi công. Khái niệm ván khuôn là gì khá mới mẻ đối với những người không làm trong ngành xây dựng. Đặc điểm và vai trò của chúng trong xây dựng thiết kế nhà ở ra sao? Hãy cùng Maxhome đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Ván khuôn là gì?

Đây là một loại vật liệu cơ bản được sử dụng trong xây dựng để đổ khuôn bê tông, hỗ trợ quá trình tạo hình của bê tông khi nó chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Không chỉ hình dạng và bề mặt là yếu tố quan trọng mà chất liệu ván khuôn cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bê tông thành phẩm.

Ván khuôn là gì mà không thể thiếu trong việc thi công xây dựng

Ván khuôn (còn được gọi là cốt pha hoặc cốp pha) là một loại vật liệu xây dựng tạm thời bao gồm kim loại hoặc gỗ đã qua xử lý, được sử dụng để giữ và tạo khuôn cho bê tông ướt vào kết cấu trước khi nó khô.

Nhiệm vụ chính của nó là định hình và kiểm soát chất lượng bề mặt của kết cấu bê tông. Sau khi vữa bê tông đã đông cứng, kết cấu tạm thời của ván khuôn được dỡ bỏ.

II. Chức năng của ván khuôn

Ván khuôn (cốp pha) có vai trò tạo hình cho kết cấu bê tông

Ván khuôn có chức năng quan trọng là tạo hình và quyết định chất lượng bề mặt cho kết cấu của bê tông. Vì là công trình tạm thời, phục vụ cho công trình bê tông nên khi vữa bê tông đã cứng thì công trình tạm thời của ván khuôn được tháo ra.

Khi xây dựng, đặc biệt tại các tòa nhà cao tầng, chung cư hay các công trình xây dựng gần nhà dân, giao thông đi lại. Ván khuôn còn có chức năng để đảm bảo an toàn trong xây dựng và thi công. Điều này đòi hỏi chúng cần phải đảm bảo được rất nhiều tiêu chuẩn nhất định.

III. Tiêu chuẩn các loại ván khuôn

Mỗi một vật dụng, vật liệu xây dựng đều cần có tiêu chuẩn để đảm bảo được độ an toàn và chất lượng để thi công. Trong đó, bao gồm cả ván khuôn. Ván khuôn cũng có những tiêu chuẩn của riêng chúng và cần phải đảm bảo được các yếu tố sau:

  • Đảm bảo độ chính xác.
  • Dễ dàng tháo gỡ và lắp đặt.
  • Độ cứng cao, bền, không bị cong, vênh ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  • Tái sử dụng nhiều lần với bất kể loại ván nào.
  • Đa dạng về kích thước.

IV. Đặc điểm phân loại của các loại ván khuôn phổ biến

Các loại ván khuôn phổ biến trong xây dựng

Nguyên liệu làm ván khuôn rất đa dạng, chúng mang đến cho các chủ đầu tư nhiều sự lựa chọn tốt hơn. Nổi bật trong đó là các loại ván sau: ván khuôn gỗ, ván khuôn thép, ván khuôn bê tông cốt thép, ván khuôn nhôm và ván khuôn nhựa.

1. Ván khuôn gỗ: gồm gỗ xẻ và gỗ dán

Ván khuôn gỗ xẻ có chiều dày từ 2,5-3cm, giá thành thấp, dễ chế tạo. Nhược điểm của chúng là không thẳn, dễ nứt và dễ cong vênh. Không đáp ứng được những công trình, nơi cần độ chính xác và độ phẳng cao.

Ván gỗ dán được chế tạo trong các nhà máy với kích thước 1,2x 2,4m, chiều dày 1- 2,5cm. Chúng có ưu điểm là mặt phẳng đều, đẹp và không làm mất nước xi măng khi đổ bê tông. Hạn chế, ít cong vênh, nứt. Thời gian gia công nhanh, dễ tháo lắp và sử dụng được nhiều lần.

2. Ván khuôn thép

Là sản phẩm được sản xuất bằng tole chất lượng cao, đạt được chuẩn về độ bền, khả năng chịu lực tốt và có thể tái sử dụng nhiều lần.

Sử dụng ván khuôn thép thì việc tháo gỡ và vận chuyển, di dời sẽ trở nên thuận tiện hơn. Tiết kiệm thời gian và không gian lưu trữ vì có thể xếp chồng lên nhau.

Chiều dày của chúng là 2- 2,5cm, hệ sườn dọc, ngang đỡ phía dưới để tăng độ cứng cho ván khuôn dày 2,8mm.

3. Ván khuôn bê tông cốt thép

Với các loại hình công trình có yêu cầu cao về khả năng chống thấm như nhà kho, đập thuỷ lợi, các công trình nhà vườn,… nên sử dụng loại ván khuôn này.

Tuy nhiên, giá thành của chúng cũng tương đối cao do việc chế tạo mất nhiều thời gian và tốn nhiều công sức, kỹ thuật hơn. Nên nếu không cần thiết thì không bắt buộc sử dụng loại bán khuôn bê tông cốt thép này.

4. Ván khuôn nhôm

Là loại ván khuôn được làm chủ yếu bằng hợp kim nhôm. Mục đích chính của nó là ghép các tấm ván khuôn lại với nhau để tạo thành khung của tòa nhà. Cốp pha nhôm ngày càng được sử dụng phổ biến trong xây dựng, đặc biệt là các kết cấu nhà cao tầng.

Ưu điểm của ván khuôn nhôm:

  • Độ bền và khả năng chịu lực cao.
  • Để có được bề mặt bê tông mịn đẹp và đồng nhất.
  • Sử dụng được nhiều lần.
  • Ván khuôn lắp đặt và gỡ bỏ đơn giản.

Bên cạnh đó, ván khuôn nhôm vẫn có những nhược điểm hạn chế:

  • Giá thành đắt hơn nhiều so với các dạng ván khuôn khác.
  • Có khối lượng nặng và yêu cầu sử dụng thiết bị nâng hạ cho các công trình lớn.
  • Khi sử dụng nhiều lần, rỉ sét và ăn mòn có thể xảy ra, nên cần cẩn trọng khi sử dụng lại.
  • Số lượng kích thước và hình dạng có sẵn bị hạn chế.

5. Ván khuôn nhựa

Ván khuôn nhựa chủ yếu được nhập khẩu, chưa sản xuất được tại Việt Nam. Nó phù hợp với các dự án nhà hàng loạt, ứng dụng cho các công trình có kết cấu: sàn, dầm, cột, móng và tường.

Ưu điểm:

  • Vì nhựa có trọng lượng nhẹ nên tháo lắp và vận chuyển đơn giản.
  • Khả năng chống nước cực tốt.
  • Nhựa chất lượng tốt có thể tái sử dụng đến 100 lần.

Nhược điểm:

  • Không có khả năng chống nóng
  • Đắt tiền, so sánh với các hình thức ván khuôn khác, cũng không có nhiều ưu điểm khác biệt.

V. Yêu cầu kĩ thuật đối với các loại ván khuôn khi xây dựng

Công trình thi công ván khuôn đài móng

Bởi vai trò quan trọng của ván khuôn trong việc xây dựng, thi công nhà ở cũng như các công trình khác. Ván khuôn cần phải có những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt để đảm bảo được chất lượng cũng như độ bền. Đặc biệt là yếu tố an toàn của chúng.

  • Ván khuôn cần được thiết kế và thi công đúng theo hình dáng, kích thước của các bộ phận kết cấu công trình.
  • An toàn khi sử dụng.
  • Hệ thống đỡ phải đảm bảo ốn định.
  • Đảm bảo được bộ bền, cứng, ổn định, không bị biến dạng trong quá trình làm việc.
  • Ván cần kín, khít để không bị làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông, không cho vữa bê tông bị chảy ra ngoài. Không làm thay đổi các thành phần của vữa bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới dưới tác động của thời tiết.
  • Đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện trong quá trình lắp đặt cũng như tháo dỡ, lắp dựng nhanh, tháo dỡ dễ dàng.
  • Không gây khó khăn trong việc lắp đặt cốt thép và dầm bê tông.
  • Có độ luân chuyển lớn, ván khuôn gỗ phải sử dụng 5-7 lần, ván khuôn thép sử dụng từ 15- 200 lần.
  • Khe hở ván khuôn tuân theo quy định đảm bảo độ khít, sai lệch không được vượt quá phạm vi cho phép.
  • Ván khuôn sau khi sử dụng xong phải làm vệ sinh sạch sẽ, cạy bỏ hồ, vữa bê tông trên bề mặt, nhổ đinh (với ván khuôn gỗ), bôi dầu mỡ chống gỉ (đối với ván khuôn thép), bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, che nắng mưa, sắp xếp theo thứ tự để tiện cho thi công.

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ tất cả những thông tin liên quan đến ván khuôn là gì cũng như đặc điểm và chức năng của các loại ván khuôn. Maxhome là đơn vị thiết kế thi công trọn gói các công trình nhà ở, biệt thự đẹp, văn phòng chuyên nghiệp và uy tín nhất hiện nay. Mọi thắc mắc liên quan đến xây dựng bạn hãy liên hệ ngay đến Maxhome để được tư vấn sớm nhất nhé!

CTY CP KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 287 Trần Phú, thành phố Hà Tĩnh
  • Miền Tây: Số nhà L27-01 khu dân cư Ngân Thuận – Bình Thuỷ – Tp Cần Thơ
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ