Nguyên tắc và kinh nghiệm bố trí thép dầm trong xây dựng

Cách bố trí thép dầm đóng vai trò quan trọng trong thi công các công trình dân dụng, chọn đường kính cốt thép đúng tiêu chuẩn, các khoảng hở, khoảng giao sao cho hợp lý, sẽ tạo nên một kết cấu chịu lực vững chắc cho gia đình. Trong bài viết này, hãy cùng MaxHome tìm hiểu 

Thép dầm là gì? Chức năng của thép dầm trong xây dựng nhà ở

Thép dầm được hiểu là một loại vật liệu xây dựng được làm ra từ kim loại, thép uốn thành các cột hình ngang hoặc dọc.

Việc bố trí thép dầm có tác dụng chịu lực nén tốt và kết hợp bê tông tươi tạo thành những hạng mục cố định của công trình.

Các khung thép dầm được nối lại với nhau sẽ làm trụ đỡ cho các hạng mục khác như móng nhà. cột nhà, trần nhà,…

Nguyên tắc bố trí thép dầm tiết diện ngang

Bố trí thép dầm tiết diện ngang được hiểu theo cách đơn giản là bố trí kết cấu kiện nằm ngang, lực mô men uốn và lực cắt sẽ trực tiếp tác động. Trong một số trường hợp, thép dầm tiết diện ngang sẽ chịu thêm tác động của lực dọc.

Bố trí thép dầm
Bố trí thép dầm tiết diện ngang

Việc tính toán khả năng chịu lực khi bố trí thép dầm tiết diện ngang rất quan trọng. Sau đây sẽ là nguyên tắc khi bố trí thép tiết diện ngang trong xây dựng:

Tính toán đường kính cốt thép dầm

Thông thường hiện nay các công trình sẽ có phần cốt thép đường kính dầm sàn sẽ giao động từ khoảng 12mm cho tới 25mm. Đối với phần dầm chính của công trình thì có thể bố trí đường kính dầm lên tới 32mm.

Lưu ý: đối với loại thép dùng để uốn dầm không nên lớn hơn 1/10 so với chiều rộng của dầm để đảm bảo chất lượng và an toàn của dầm. Bên cạnh đó, để dầm có thể chịu lực tốt hơn không nên sử dụng quá 3 loại đường kính cho phần cốt thép. Theo nguyên tắc, mỗi đường kính nên chênh lệch trong khoảng 2mm.

Khi sắp xếp phần cốt thép cho dầm tiết diện ngang nên tuân thủ những quy định về khoảng hở để cốt thép được bảo vệ một cách tốt nhất, đảm bảo chất lượng.

Tính toán lớp bảo vệ cho phần cốt thép của dầm tiết diện ngang

Cốt thép bên trong dầm đảm bảo chất lượng của dầm luôn được ổn định và chắc chắn. Với phần cốt thép chịu lực cấp 1 và cốt thép đai ở cấp 2 sẽ có lớp bảo vệ khác nhau. Do đó, khi tiến hành tính toán cần đảm bảo phân biệt giữa hai lớp bảo vệ này để phần thép dầm chất lượng cao và an toàn đối với công trình xây dựng.

Tính toán khoảng hở phần cốt thép dầm

Khoảng hở của phần cốt thép dầm theo các chuyên gia xây dựng sẽ không được nhỏ hơn trị số lớn và không được lớn hơn đường kính cốt thép của phần dầm. C

Cụ thể, đối với việc bố trí cốt thép trong phần dầm ở móng, trong quá trình đổ bê tông tươi cần chú ý: phần cốt thép nằm phía dưới sẽ có khoảng cách bằng 25mm; phần thép cốt phép trên sẽ có khoảng cách bằng 30mm.

Trong trường hợp bắt buộc phải bố trí thép dầm nhiều nên chọn cách bố trí theo cặp. 

Lưu ý: khi sắp xếp theo cách này không được đặt vùng cốt thép ở vị trí khe hở của hàng dưới. Thay vào đó, hãy đặt vùng cốt thép ở hàng phía trên đảm bảo đúng quy chuẩn.

Giao nhau của cốt thép dầm

Bố trí thép dầm tiết diện ngang được hiểu theo cách đơn giản là bố trí kết cấu kiện nằm ngang, lực mô men uốn và lực cắt sẽ trực tiếp tác động. Trong một số trường hợp, thép dầm tiết diện ngang sẽ chịu thêm tác động của lực dọc.

Nguyên tắc bố trí thép dầm dọc

Bố trí thép dầm dọc trong các công trình xây dựng cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Đặt cốt thép vào vùng có momen lớn nhất: cốt thép dọc chịu lực kéo sẽ đặt ở phía trên tại vùng momen âm; cốt thép dọc chịu lực kéo sẽ đặt ở phía dưới tại vùng momen dương.
  • Có thể lựa chọn cắt bớt một số thanh sắt hoặc linh hoạt uốn để giảm tiết diện và giảm số lượng thép nhưng vẫn đảm bảo đủ khả năng chịu lực của phần cốt thép còn lại.
  • Ở phần đầu cốt thép chịu lực cần chú ý neo chắc chắn để đảm bảo chất lượng, an toàn nhất.
  • Phần cốt thép phía trên và phía dưới có thể đặt phối hợp hoặc đặt độc lập với nhau, đảm bảo quy trình thực hiện đơn giản, nhanh chóng nhất.

Hướng dẫn cách bố trí thép dầm theo tiêu chuẩn

Khi thiết kế các đơn vị cần tính toán nhiều phương án  khác nhau để tìm được cách bố trí thép hiệu quả nhất. Sau đây là cách bố trí thép theo nhịp phổ biến hiện nay:

Cách bố trí thép dầm nhịp 5m

Bố trí thép dầm nhịp 5m là phương án được lựa chọn phổ biến trong mọi công trình quy vô từ nhỏ đến lớn. Thép dầm 5m được chia thành 3 loại với từng cách bố trí như sau:

  • Dầm thép 5m bố trí đẹp: Có số lượng 3 thanh ở lớp cuối cùng có đường kính 16mm, lớp thứ 2 là 2 thanh và tương tự lớp thứ 3 là 1 thanh. Cách sắp xếp này sẽ tạo ra sự đều đặn, đẹp mắt. 
  • Dầm thép 5m an toàn: Là cách bố trí tạo nên sự chắc chắn, khả năng chịu lực kéo, lực nén cao cho dầm. Kích cỡ của cột thường là loại 200mmx200mm và loại 200mmx350mm. 
  • Dầm thép 5m tiêu chuẩn: Là loại dầm thép có công năng ấn tượng nhờ có quy mô, kết cấu và vị trí tiêu chuẩn

Cách bố trí thép dầm nhịp 7m

Phương pháp bố trí thép dầm 7m tương tự như 5m, cũng cần có sự tư vấn của các chuyên gia, kỹ sư có kinh nghiệm. Hiệu quả của phương án này sẽ rất cao nếu các chủ đầu tư biết cách phân tích trường hợp và sử dụng nguồn vật liệu chất lượng. 

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư xây dựng để có phương án bố trí thép dầm L=7m, khẩu độ lớn để đảm bảo có cách bố trí phù hợp cũng như là tiết kiệm được chi phí cho phần thép dầm nhất.

Cách bố trí thép dầm nhịp 9m

Đối với cách bố trí thép dầm nhịp 9m hiện nay trong các công trình xây dựng thường dùng cho phần sàn mỏng từ 20cm cho đến 22cm. Đây là phương án phù hợp đối với những gia đình muốn tiết kiệm lượng thép, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Phân loại các loại thép dầm phổ biến

Một số loại thép dầm phổ biến được dùng trong xây dựng gồm:

Dầm chính và dầm phụ

Dầm chính có nhiệm vụ chịu lực chính trong kết cấu công trình, có kích cỡ lớn và nằm ở những nơi chịu nhiều sự tác động của ô sàn và cả dầm phụ. Dầm chính thường nằm ở vị trí trung tâm, bị tác động nhiều ngoại lực.

Dầm phụ có nhiệm vụ phụ đỡ cùng với dầm chính nằm theo phương ngang để tiếp nhận lực nén từ trên xuống. Số lượng dầm phụ sẽ nhiều hơn vfa kích thước sẽ nhỏ hơn dầm chính.

Cách bố trí thép dầm chính và dầm phụ sẽ có sự khác nhau, do cần tham khảo kinh nghiệm từ các chuyên gia trước khi thi công để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tìm hiểu: Dầm chính dầm phụ là gì? Sự khác biệt giữa dầm chính và dầm phụ

Dầm thép và dầm bê tông cốt thép

Dầm thép là sản phẩm được tạo ra hoàn toàn từ thép và liên kết với các dầm tương tự bằng bu lông, ốc vít. Dầm làm bằng bê tông cốt thép được ứng dụng phổ biến tại các công trình nhà xưởng, xí nghiệp lớn. Một số hình dạng phổ biến của thép dầm thường là hình chữ I, hình chữ Z hoặc hình [

Dầm bê tông cốt thép là hạng mục phổ biến có thể thấy ở mọi công trình xây dựng nhà ở, chung cư cao tầng. Hỗn hợp bê tông được trộn đều cùng với các vật liệu khác như xi măng, cát, đá và nước theo tỉ lệ phù hợp và đúc thành cột dầm cùng với cốt thép. Cốt thép sẽ được định hình và ước tình hàm lượng tiêu chuẩn, đây được xem là cách hiệu quả cao nhất.

Dầm ngang và dầm dọc

Sự khác nhau lớn nhất giữa dầm ngang và dầm dọc chính là phương nằm của mỗi loại. Dầm ngang sẽ có chiều rộng lớn hơn và dầm dọc sẽ có chiều rộng ngắn hơn. Tùy vào từng mục đích sử dụng mà sẽ cần bố trí thép theo phương nằm ngang hoặc nằm dọc. 

Dầm bo

Dầm bo được hiểu đơn giản là một loại dầm có tác dụng bao quanh một diện tích nào đó để tăng thêm độ cứng và khả năng chịu lực. Quý khách sẽ dễ hình dung hơn khi nhìn thấy các đường bo xung quanh một bức tường hoặc sàn nhà.

Kinh nghiệm bố trí thép dầm cần biết

Để có được hệ thống cốt thép dầm đạt tiêu chuẩn, có khả năng chịu được lực kéo, lực nén cao thì các đơn vị thi công cần đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Chuẩn bị bản vẽ kỹ thuật chi tiết thể hiện đầy đủ các số liệu, hình dáng, loại cốt thép để giúp người thi công dễ hình dung. Bản vẽ yêu cầu miêu tả chi tiết mặt cắt chính và mặt cắt ngang của cốt thép.
  • Lựa chọn phương án bố trí thép đai dầm thích hợp để đạt được hiệu quả cao
  • Chuẩn bị đầy đủ vật liệu xây dựng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tăng thêm chất lượng sản phẩm. 
  • Chủ đầu tư cần dành thời gian giám sát và quản lý quá trình thực hiện, đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
  • Hợp tác với các đơn vị thi công cốt thép uy tín trên địa bàn.

Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên tắc bố trí thép dầm trong xây dựng. Nếu khách hàng có nhu cầu thi công nhà ở hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ