Lưu ý khi thi công bố trí thép sàn 1 lớp

Thép sàn là bộ phận đảm nhiệm độ chắc chắn, chịu lực của sàn hay dầm móng,…Do vậy, kết cấu thép là một trong những hạng mục quan trọng, cấu thành lên chất lượng của toàn bộ công trình. Trong xây dựng hiện nay có thể kể đến thép sàn 1 lớp, thép sàn 2 lớp,… Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thép sàn 1 lớp: cấu tạo và cách bố trí sao cho đúng nhé:

Kết cấu thép sàn 1 lớp là gì

Kết cấu thép sàn 1 lớp là lớp kết cấu có khả năng chịu lực tải trọng trực tiếp cùng với dầm và cột làm phần đỡ cho thép sàn.

Dầm có nhiệm vụ đỡ toàn bộ tải trọng bề mặt sàn, truyền tải trọng xuống cột. Cột tiếp tục truyền tải trọng xuống móng công trình.

THép sàn 1 lớp

Kết cấu thép sàn 1 lớp phù hợp với những hệ mái đơn giản, việc bố trí cũng rất quan trọng. Nếu có sai sót trong quá trình thi công rất có thể xảy ra những vấn đề như

  • Sàn nhà bị sập, lún
  • Sàn biến dạng cong, uốn
  • Sàn bị nứt, gãy
  • Sàn nhà bị thấm dột nước mưa trong quá trình sử dụng.

Kết cấu thép sàn 1 lớp có đảm bảo an toàn không?

Ưu điểm của thép sàn 

– Thép sàn 1 lớp có ưu điểm là tỷ lệ cường độ trên tổng tải trọng công trình cao. Vì thế, dù cấu trúc tải trọng có lớn đến đâu thì phần thép sàn đều nhỏ và nhẹ hơn so với các vật liệu xây dựng khác.

– Thép sàn có kết cấu linh hoạt, dễ dàng chế tạo, sản xuất hàng loạt. Cùng với giá thành thấp, độ bền cao, có khả năng chịu được các tác động từ bên ngoài.

Nhược điểm của thép sàn

Tuy thép sàn 1 lớp có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những khuyết điểm mà người dùng cần chú ý:

– Theo thời gian thép sàn dễ bị ăn mòn

– Trong những ngày nhiệt độ cao, thép sàn cũng dễ bị mất đi tính chất của mình và dễ giãn nở. Điều này gây bất lợi cho cấu trúc tổng thể công trình xây dựng của bạn.

Độ an toàn khi thi công thép sàn

Về vấn đề thi công thép sàn 1 lớp có đảm bảo an toàn không sẽ khó kết luận chắc chắn bởi chúng phụ thuộc vào tải trọng của công trình: phần dầm chắc kỹ sư có thể thi công thép sàn 1 lớp. 

Nếu phần dầm chắc chắn thì kỹ sư có thể thi công 1 lớp. Chẳng hạn như xây dựng nhà cấp 4, nhà 1 tầng,… Riêng đối với các công trình nhà cao tầng việc sử dụng thép sàn 1 lớp sẽ rất nguy hiểm, bởi công trình càng nhiều tầng phần móng và phần dầm yếu.

Cách bố trí thép sàn 1 lớp

Hiện nay, bố trí thép sàn 1 lớp có 2 cách phổ biến được nhiều người trong ngành sử dụng:

THép sàn 1 lớp

Bố trí thép sàn 1 phương (thép sàn bản dầm)

Đây là kết cấu thép sàn hoạt động theo một phương. Tất cả tải trọng của công trình sẽ truyền xuống phần dầm theo phương vuông góc

Nguyên nhân tạo ra thép sàn 1 phương là vì chiều dài của thép sàn quá khác nhau nên tải trọng công trình không truyền được hết đến dầm mà chỉ truyền được theo một phương.

Trong trường hợp tỉ lệ chiều dài, chiều rộng của sàn lớn hơn 2 thì phần sàn cũng được gọi là thép sàn 1 phương

Bố trí thép sàn 2 phương (thép sàn bản kê 4 cạnh)

Đối với thép sàn dạng này, kết cấu thép sàn hoạt động theo 2 phương truyền tải trọng đồng đều cho các dầm. 

Với thép sàn hai phương, tỷ lệ chiều rộng cũng như chiều dài bắt buộc bằng hoặc lớn hơn 2.

Thép sàn hai phương được nhiều kỹ sư sử dụng cho các công trình xây dựng có tải trọng nhỏ hơn 1000kg/m2.

Hai phương pháp thép sàn một phương và hai phương vừa an toàn vừa đơn giản. Nhằm đảm bảo hai phương pháp trên đạt hiệu quả tối đa, kỹ sư cần quan tâm nội lực của mỗi loại thép sàn. Nếu kỹ sư không chắc chắn về nội lực của từng phương pháp thì có thể tham khảo theo bảng đo truyền thống.

Lưu ý khi thi công thép sàn 1 lớp

Thi công kết cấu thép sàn 1 lớp đóng vai trò vô cùng quan trọng cho mọi công trình, để công trình đảm bảo an toàn, chất lượng các kỹ sư cần lưu ý một số đặc điểm sau khi thi công:

Xác định vị trí nối và hình thức nối của thép sàn: việc xác định này giúp kỹ sư tính toán được khả năng chịu tải trọng của công trình, tránh phá huỷ cấu trúc ban đầu của tải trọng kết cấu thép sàn.

Kết hợp kết cấu thép sàn của bố trí dầm: Để không gặp tình trạng phải lắp thêm gây hư hại cho kết cấu thép, kỹ sư nên kết hợp giữa kết cấu thép sàn với phần thiết kế gác mái, lắp đặt cũng như trang trí.

Không sử dụng thép vuông, thép rỗng: Không nên sử dụng thép vuông, thép rỗng làm thép sàn 1 lớp vì loại này chịu tải trọng kém hơn thép đặc, gây nguy hiểm nghiêm trọng khi thi công công trình.

Bố trí thép sàn rõ ràng: Kỹ sư cần bố trí thép sàn cũng như tính toán lực truyền tải chính xác, rõ ràng. Ngoài ra, kỹ sư cũng phải kiểm soát chặt chẽ về tần số và độ rung trong lúc thi công sàn. Nhằm bảo vệ sự an toàn cho công trình, kiến trúc sư phải loại bỏ sự cộng hưởng giữa kết cấu thép sàn và hoạt động của con người.

Sử dụng thép đạt tiêu chuẩn làm thép sàn: Thép không đạt tiêu chuẩn là các loại thép giòn, có độ dẻo thấp và độ cứng cao đồng thời không dễ để cắt khoan. Nếu công trình sử dụng thép không đạt tiêu chuẩn đồng nghĩa không đảm bảo được độ an toàn, chắc chắn của công trình.

Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách bố trí thép sàn. Nếu bạn không thể tính toán chuẩn xác để tự đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy tìm đến các chuyên gia, kỹ sư trong ngành để xin tư vấn và hỗ trợ để công trình của gia đình được an toàn, bền chắc.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ