Móng băng là gì? Kết cấu, cấu tạo và cách bố trí thép móng băng

Móng băng là một trong những kết cấu kỹ thuật quan trọng để xây dựng một công trình chắc chắn, được bố trí ở phần dưới cùng của công trình. Tuy nhiên, để hiểu được rõ về cấu tạo, ứng dụng của loại móng này hãy cùng Maxhome theo dõi bài viết sau:

Móng băng là gì

Móng băng là loại móng nằm dưới các cột, trụ hay tường của công trình thường có dạng một dải dài, một hàng dài song song hoặc giao nhau hình chữ thập. 

Hiện nay các loại móng băng thường được sử dụng trong xây dựng gồm 3 loại : móng cứng, móng mềm, móng kết hợp. Tùy vào quy mô công trình và điều kiện kinh tế để cân nhắc lựa chọn loại móng sao cho thích hợp nhất và lên bản vẽ triển khai.

Đặc điểm của móng băng

Móng băng mặc dù được ưa chuộng trên thị trường và có tính ứng dụng cao nhưng chúng vẫn có những ưu, nhược điểm riêng.

Ưu điểm

  • Thi công công trình biệt thự, nhà phố có gara thì lựa chọn móng băng khá hợp lý vì chúng có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm, hầm giữ xe hoặc nhà kho chứa đồ.
  • Có tác dụng chống lại các hiện tượng sụt lún và lún lệch giữa các cột.
  • Nếu như phần tâm của tải trọng bên trên đặt trùng với tâm của móng thì đảm bảo rằng móng sẽ truyền tải đều phần tải trọng công trình cho hệ thống cọc bê tông ở phía dưới.
  • Giảm được áp lực xuống đáy móng hiệu quả.
  • Biện pháp thi công đơn giản và giúp tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm

  • Móng băng hạn chế áp dụng cho những nơi có nhiều bùn đất hoặc bề mặt đất không ổn định.
  • Ngoại trừ lớp đất gốc ở gần mặt đất thì các lớp đất ở phía trên có sức chịu trọng tải tương đối.
  • Với những công trình có mực nước mặt nằm sâu phía bên dưới thì phương án thi công là khá phức tạp. Trong trường hợp này phải bắt buộc tăng chiều dài của cọc ván và cả công trình phụ trợ.

Có bao nhiêu loại móng băng

Móng băng cấu tạo theo phương

Móng băng cấu tạo theo phương gồm 2 loại: móng băng 1 phương, móng băng 2 phương

Móng băng cấu tạo theo phương

  • Móng băng 1 phương: là chỉ có 1 phương theo chiều ngang hoặc 1 phương theo chiều song song. Đồng thời khoảng cách này còn được đánh giá tùy thuộc vào diện tích của toàn bộ ngôi nhà.
  • Móng băng 2 phương: là loại móng mà có những đường móng được bố trí, sắp xếp giao nhau như là các ô trong một bàn cờ.

Móng băng cấu tạo theo độ cứng

Gồm 3 loại như sau:

  • Móng loại băng cứng
  • Móng loại băng mềm
  • Móng băng loại hỗn hợp hay kết hợp

Độ cứng ở đây được hiểu là tùy thuộc vào các loại vật liệu khác nhau như thép, bê tông, sắt, hay các loại băng cọc được đóng phía dưới móng nhà.

Cấu tạo cơ bản của móng băng

Cấu tạo móng băng cơ bản bao gồm các phần sau:

Chi tiết cấu tạo móng băng

  • Dầm móng băng
  • Lớp bê tông lót bên dưới đảm bảo độ dày 100mm.
  • Kích thước bản móng: 900-1200 x 350 (mm).
  • Kích thước dầm móng băng: 300 x 500-700 (mm).
  • Thép của bản móng băng: Φ12a150.
  • Thép của dầm móng: thép dọc 6Φ(18 – 22) và thép đai Φ8a150.
  • Thép loại dọc 6Φ(18-22)
  • Thép loại đai Φ8a150.

Quy trình thi công móng băng

Để quá trình thi công xây nhà đảm bảo độ chắc chắn và an toàn, quá trình thi công móng băng cần tuân thủ theo quy trình sau:

Bước 1: Giải phóng và san lấp mặt bằng, chuẩn bị nguyên liệu 

  • Khâu quan trọng đầu tiên nhất chính là giải phóng và san lấp mặt bằng để đóng cọc và tạo móng băng. Tùy vào kích thước công trình lớn hay nhỏ mà đào móng có độ sâu thích hợp.
  • Chuẩn bị vật tư gồm: thép, xi măng, đá, cát, cừ tràm, tính toán đề đưa ra số lượng vừa đủ, tránh thiếu và cũng không để lãng phí. Đồng thời, các vật liệu chuẩn bị phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn về sử dụng móng trong xây dựng.

Bước 2: Chuẩn bị cốt thép

Cốt thép trước khi tiến hành đổ bê tông cần đảm bảo:

  • Có bề mặt sạch, không gỉ
  • Các thanh thép đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt
  • Cốt thép được gia công và uốn nắn thẳng, có độ dẻo dai
  • Sử dụng thép có thương hiệu để đảm bảo

Bước 3: đào đất hố mỏng và tiến hành đào phẳng mặt hố bước này nhằm chỉnh sửa hố móng gọn gàng bằng phẳng nhằm giúp các bước thi công sau được dễ dàng và thuận tiện.

Bước 4: đổ bê tông lót móng, thường được cùng bố trí thép móng, lớp lót bê tông dày khoảng 10cm.

Bước 5: bố trí thép móng, cần tuân thủ đúng theo bản vẽ đã được thiết kế và tính toán từ trước.

Bước 6: Đóng coppha

Nên chọn cốt pha còn nguyên vẹn, không mục nát và sử dụng các đinh gia cố ở các vị trí tiếp xúc. Lắp ráp cốp pha móng. Đây là bước cực kỳ quan trọng nó quyết định đến độ bền và an toàn của toàn bộ công trình xây dựng.

Bước 7: Đổ bê tông

Tiến hành đổ bê tông móng, là bước cuối cùng của quy trình, bê tông trước khi đổ phải đảm bảo không lẫn tạp chất và được trộn theo đúng tiêu chuẩn đã quy định.

Cách tính khối lượng bê tông móng

Công thức tính khối lượng bê tông móng như sau:

  • Hình lập phương của bê tông: VBT = số lượng toàn bộ kết cấu kiện x chiều dài x chiều rộng x chiều cao.
  • Với những kiện ở mức độ phức tạp hơn: VBT = diện tích của toàn bộ các mặt bằng kết cấu kiện x chiều cao kiện

Diện tích các mặt của cấu kiện nêu trên sẽ được chia theo các hình cụ thể và đơn giản để dễ tính toán với diện tích và tổng hợp lại.
Ví dụ: Cấu kiện bê tông có kích thước chiều cao là 1,6m. Mặt bằng hình chữ nhật là 1,2m – 2m; hình thang 2m – 1,4m; chiều cao 0,7m.

  • Tính như sau: Vbt = ((1,2×2+(2+1,4)x0,7/2)) x 1,6 = 5,74 (m3)

Xem thêm: Các loại móng và kỹ thuật xây móng nhà cấp 4

Lưu ý khi thi công móng băng

Khi thi công móng, cần lưu ý đến các yếu tố như địa hình, độ sâu của móng. Cách bố trí và kích thước của khuôn móng, bố trí thép cốt. Tiếp đến là độ đồng nhất của bê tông, quá trình tháo khuôn, kiểm tra chất lượng và bảo trì.

Khi đã xác định công trình thi công phù hợp, cần tính toán để chọn các loại móng tương ứng như móng cứng, mềm hay kết hợp. Cách để chọn được móng thích hợp sẽ dựa vào chiều sâu đất đặt móng.

  • Chiều sâu đặt móng lớn => Chọn móng mềm => Để giảm chiều sâu khi đặt móng.
  • Chiều sâu đặt móng nông => Chọn móng bê tông cốt thép.
  • Đặt móng cần cường độ cao => Chọn móng bê tông cốt thép.
  • Đối với công trình có tầng hầm thì móng băng có tác dụng chắn đất, tạo đường hầm. Bạn có thể thiết kế tường hầm nằm dưới mặt đất hoặc một phần trên mặt đất (tầng bán hầm). Như vậy, móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng >0.4m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn của tầng hầm.
  • Khi các cột hoặc tường theo cả 2 phương thì dải móng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng ở vị trí hồi nhà phải tốt hơn móng dọc nhà và móng tường ngăn. Như vậy, đáy móng sẽ phải được đặt ở cùng chiều sâu nên móng ở hồi nhà rộng hơn.

Hy vọng bài viết chia sẻ thông tin hữu ích đến khách hàng trong quá trình thiết kế thi công nhà ở của gia đình. Mọi nhu cầu tư vấn xây nhà hay báo giá liên hệ ngay với Maxhome để được tư vấn sớm nhât.

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG MAXHOME MIỀN BẮC VIỆT NAM

  • Hà Nội: Số 180 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
  • TP HCM: Số 162 – 164 Cộng Hòa, Phường 12, Tân Bình
  • Bình Dương: 578H/8 tổ 6, ấp Phú Thuận, xã Phú An, thị xã Bến Cát, Bình Dương
  • Miền Trung: Số 28 Hà Hoàng, Thạch Trung, Tp Hà Tĩnh
  • Tây Nguyên: Số 34QL14, xã Hoà Khánh, Tp. Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
  • Miền Tây: Số 15-16 đường Mai Chí Thọ, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ
  • Cà Mau: QL1A – Chợ Nhà Phấn, Thạnh Phú, Cái Nước, Cà Mau.
  • Email: info@maxhomevn.com
  • Hotline 24/7: 092.774.8888  092.924.5555

NHẬN TƯ VẤN LÀM NHÀ