Mô hình nhà lắp ghép xuất hiện nhiều ở nước ta trong những năm gần đây, tuy nhiên khái niệm này vẫn còn xa lạ bởi chúng hầu như được áp dụng cho nhà xưởng, nhà kho,… Vậy nhà lắp ghép là gì? Ứng dụng trong xây dựng nhà ở như nào? Có nên xây nhà lắp ghép để ở không? Cùng MaxHome tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Nhà lắp ghép là gì?
Nhà lắp ghép là nhà ở làm từ các vật liệu nhẹ như thép, bê tông,… Các cấu kiện được thiết kế, sản xuất theo quy cách riêng, phù hợp với mọi công trình
Trước đây khi nhắc đến nhà lắp ghép người ta thường nghĩ ngay đến những ngôi nhà chất lượng thấp, không kiên cố, được dựng lên tạm thời để sử dụng trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các ngôi nhà lắp ghép hiện đại ngày nay thường gắn liền với chất lượng và hiệu quả hơn.
Cấu tạo của nhà lắp ghép
- Khung cột, kèo, xà gồ của nhà lắp ghép được làm bằng thép CT3 và được u mạ kẽm.
- Tấm che, vách ngăn của nhà lắp ghép có cấu trúc gồm hai mặt bằng tôn và giữa có lớp xốp/PU cách nhiệt và cách âm tốt, có độ dày từ 50 đến 100 mm.
- Tấm lợp mái của nhà lắp ghép được làm bằng tôn có độ dày từ 50 đến 100 mm.
- Nhà lắp ghép được trang bị giằng chống bão để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Cửa đi và cửa sổ của nhà lắp ghép thường là cửa nhôm kính hoặc cửa thép, và có thể sử dụng cửa panel theo yêu cầu.
- Nhà lắp ghép cũng có máng nước để thu thập và điều tiết nước.
Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép
Khi lựa chọn xây nhà lắp ghép thay thế cách xây truyền thống bạn sẽ nhận được một số ưu điểm sau:
Ưu điểm
– Tiết kiệm thời gian thi công: Thời gian thi công nhà lắp ghép ngắn hơn nhà bê tông, thường kéo dài chỉ từ 2-8 tuần tuỳ theo quy mô công trình
– Phù hợp với nhiều loại địa hình:Vật liệu làm nhà lắp ghép đều là các vật liệu cao cấp, thân thiện với môi trường. Nên khi xây dựng, trọng lượng của ngôi nhà được giảm đáng kể, nhẹ hơn nhiều so với nhà bê tông truyền thống. Vậy nên nhà lắp ghép có thể xây dựng trên nhiều dạng địa hình như trên nước, cát, đồi núi,…
– Chi phí xây dựng nhà lắp ghép thấp: Sử dụng vật liệu nhẹ có ưu điểm rẻ hơn nhiều loại vật liệu truyền thống giúp giảm chi phí nhân công và thời gian thi công được rút ngắn đáng kể. Theo thống kê chi phí xây nhà lắp ghép giảm đến 30% so với chi phí xây nhà bê tông.
– Hạn chế ô nhiễm môi trường: Xây nhà lắp ghép giúp giảm lượng bụi thải ra môi trường từ xi măng xây dựng.
– Dễ dàng mở rộng và di chuyển: những ngôi nhà lắp ghép có thể được tháo dỡ và mở rộng linh hoạt, nếu bạn muốn di chuyển đến nơi khác chỉ cần tháo các mối nối giữa các tấm xi măng và khung thép, chuyển đến vị trí mới rồi lắp ráp lại một cách nhanh chóng.
Nhược điểm
– Cần sử dụng máy móc thiết bị lớn để lắp đặt: thi công nhà lắp ghép phải lựa chọn khu vực có đất rộng để có đủ không gian để máy móc xử lý, di chuyển vật liệu.
– Độ bền, tuổi thọ không cao: Nhà lắp ghép sẽ có tuổi thọ khoảng 60 năm thấp hơn so với nhà bê tông thông thường.
Có nên xây nhà lắp ghép không?
Với những ưu điểm nhà lắp ghép mang lại cùng chi phí xây dựng tối ưu thì xây nhà lắp ghép là một lựa chọn phù hợp cho bạn. Có thời gian thi công nhanh chóng nhưng nhà lắp ghép vẫn đảm bảo được độ an toàn với chất lượng và tính thẩm mỹ cao, đầy đủ công năng như ngôi nhà truyền thống.. Ngoài công dụng dùng để ở bạn có thể dùng nhà lắp ghép để kinh doanh homestay, khu nghỉ dưỡng hoặc cho thuê,…
Báo giá xây nhà lắp ghép
Chi phí xây nhà lắp ghép sẽ dao động từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí này sẽ thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào các yếu tố:
– Giá nguyên vật liệu: giá thép tại thời điểm thi công sẽ quyết định một phần đến chi phí xây dựng công trình. Ngoài ra các hạng mục như chi phí làm mái, móng sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí xây dựng.
– Diện tích và số tầng: Khi xây nhà chủ đầu tư cần nắm chính xác diện tích và số tầng cần xây để có sự tính toán chi phí chính xác nhất.
– Vị trí địa lí: Giống như xây nhà truyền thống, khi xây nhà ở những khu vực có địa hình khó khăn chi phí sẽ cao hơn so với những khu vực đồng bằng, thuận lợi.
– Thời gian thi công: thời gian thi công ngắn, tuy nhiên nếu muốn đẩy nhanh tiến độ sẽ cần thuê thêm nhân công và phát sinh chi phí.
Xây nhà lắp ghép có cần xin giấy phép không
Trước khi xây dựng công trình nhà ở hay bất cứ công trình nào khác, vấn đề được quan tâm đầu tiên đầu tiên là có cần phải xin phép xây dựng đối với công trình đó không?
Tại Khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 có nêu rõ:
Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 điều này.
Ví dụ nếu bạn muốn xây dựng nhà lắp ghép để kinh doanh homestay (không thuộc các trường hợp được miễn Giấy phép), do đó cần phải xin Giấy phép xây dựng trước khi xây nhà lắp ghép
Trên đây là những kiến thức về nhà lắp ghép cũng như tìm hiểu về độ bền của ngôi nhà nếu bạn đang có ý định xây. Thông qua bài viết đã đưa ra những lợi thế khi bạn xây nhà lắp ghép và trả lời cho câu hỏi có nên xây nhà lắp ghép không. Hy vọng những thông tin trên đem lại kiến thức và giúp ích cho bạn trong việc quá trình đưa ra quyết định khi xây nhà.